Mục đích của việc dập sào bắt cá không chỉ gắn kết tình làng nghĩa xóm, mà còn là dịp để tất cả mọi người đều vui vẻ, thoải mái. Việc tổ chức đánh dập như một ngày hội của làng quê, tạo nên nét văn hóa độc đáo, riêng biệt, có từ lâu đời ở địa phương.
Một số người dân địa phương cho biết, cứ tầm tháng 9, tháng 10 Âm lịch khi mực nước sông Tích xuống thấp, người dân làng Lại Thượng lại rủ nhau cùng xuống sông bắt cá. Dụng cụ là 1 chiếc sào tre dài và 1 mảnh lưới nhỏ. Những người đánh cá thường đi giày để tránh phải những mảnh vỡ, gai, cọc...
Người dân vui vẻ khi bắt được cá. Ảnh: N.M.Những người tham gia đánh dập phải biết bơi và chịu lạnh tốt. Khi đánh dập, từng nhóm người dàn hàng ngang, đan nhau để đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi buổi dập sào sẽ bắt đầu từ 13 giờ chiều cùng hàng trăm người hò nhau "bày binh bố trận" trên đoạn sông chảy qua 4 xã: Lại Thượng, Phú Kim, Kim Quan, Cần Kiệm.
Hàng trăm người này đứng trên cây sào, vừa di chuyển dưới lòng sông, vừa nhún nhảy để chụp cá. Không ai nhớ hoạt động này có từ bao giờ, chỉ biết là từ thời các cụ, đàn ông dù đi làm xa hay ở nhà thì đến thời điểm này mọi người cùng hò nhau ra sông bắt cá. Mỗi khi đoàn đánh cá đi đến đâu là người dân 2 bên bờ lại đổ ra xem, cổ vũ, tiếng cười nói vang rộn cả khúc sông.
Người dân dập sào đi theo hàng để bắt cá. Ảnh: N.M.Đến nay, tại xã Lại Thượng đã thành lập Câu lạc bộ dập sào Lại Thượng quy tụ các anh em ''dập thủ'' cùng nhau tham gia. Hàng năm, Câu lạc bộ đều tổ chức giao lưu và trao thưởng cho các ''dập thủ'' đánh được cá to nhất, đánh được nhiều cá nhất.
Sau 3 tiếng dập sào, nhiều người đã bắt được cá, có người dập được cả chục cân cá và được trao thưởng ''dập thủ'' đánh được nhiều cá nhất.
Đăng thảo luận