TPO - Đại biểu Quốc hội đề nghị cụ thể hóa trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong xây nhà ở xã hội vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), tránh sau này ‘phải đi xin’ các bộ, ngành, làm kéo dài thời gian, chậm tiến độ.

Tránh “phải đi xin”

Thảo luận tại Quốc hội vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) mới đây, vấn đề xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân là một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.

Trước đó, Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội thông qua năm 2023 đã cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê để bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định, giữ nguyên quy định phí công đoàn 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Nguồn tài chính này sẽ được sử dụng để chăm lo cho đoàn viên, công nhân, người lao động và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…

 Cụ thể hóa việc xây nhà ở xã hội cho công nhân, tránh sau này ‘phải đi xin’ 第1张

Đại biểu Quốc hội Trần Kim Yến (TPHCM).

Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Trần Kim Yến (TPHCM) nhấn mạnh, đây là một nội dung mới được Quốc hội và Chính phủ giao cho công đoàn. Tuy nhiên, nếu chỉ ghi vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) một dòng chung chung theo hướng, Công đoàn có trách nhiệm: “Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan phục vụ đoàn viên công đoàn và người lao động theo quy định của pháp luật” là chưa đầy đủ.

Bà Yến đề nghị cần bổ sung các quy định để cụ thể hóa, chi tiết rõ ràng hơn về việc xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, tránh khi triển khai thực hiện nhiệm vụ này gặp khó khăn phức tạp. “Nếu chỉ quy định như trong dự thảo luật thì lúc thực hiện lại phải đi xin các bộ, ngành và xin Chính phủ, Quốc hội, sẽ làm kéo dài thời gian, chậm tiến độ và thậm chí sẽ khó có thể thực hiện được”, bà Yến cảnh báo.

Trong khi đó, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) lưu ý, trong dự thảo luật chưa có quy định về quyền của đoàn viên trong việc được hưởng thụ các thiết chế văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến công đoàn đầu tư.

Do vậy, ông đề nghị bổ sung quyền này vào khoản 10, Điều 21 dự thảo luật theo hướng: Đoàn viên công đoàn được hưởng chính sách chăm lo phúc lợi, thuê nhà ở xã hội, các thiết chế văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tạo điều kiện cho công nhân mua nhà ở xã hội

Cũng đề cập đến vấn đề nhà ở cho công nhân, đại biểu Cầm Hà Chung (Phú Thọ) cho rằng, việc dự thảo luật chỉ quy định về sử dụng tài chính công đoàn cho nhiệm vụ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê là chưa đầy đủ.

 Cụ thể hóa việc xây nhà ở xã hội cho công nhân, tránh sau này ‘phải đi xin’ 第2张

Đại biểu Cầm Hà Chung (Phú Thọ) góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Theo ông, quy định trên đã hạn chế quyền được mua nhà ở xã hội của đoàn viên, người lao động khi công đoàn đầu tư xây dựng. Như vậy, đoàn viên, người lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn khó có cơ hội được mua nhà gần nơi làm việc để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động.

“Đề nghị ngoài việc được thuê, thì cần quy định tạo điều kiện cho đoàn viên, người lao động được phép mua nhà ở xã hội do công đoàn đầu tư xây dựng từ nguồn tài chính của công đoàn”, bà Chung nêu kiến nghị.

Nhắc lại khoản 4, Điều 80 Luật Nhà ở năm 2023 đã quy định "Tổng Liên đoàn Việt Nam là cơ quan chủ quản xây dựng nhà ở xã hội để cho công nhân và người lao động thuê theo chính sách nhà ở xã hội”, trong khi điểm i, khoản 2 Điều 31 dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) lại chỉ ghi "Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê", đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hoà) cho rằng chưa tương thích. Từ đó, ông đề nghị đề nghị chỉnh lại dự thảo Luật Công đoàn cho thống nhất với Luật Nhà ở là "xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân và người lao động thuê".

Văn Kiên Xem nhiều

Người lính

Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2

Xã hội

Ngư dân Quảng Ngãi phát hiện 'tàu ma' trên biển

Pháp luật

[CLIP]: Kinh hoàng đoàn xe phóng bạt mạng trên phố, tông tử vong người đi đường ở Hà Nội

Xã hội

Miền Trung đón mưa lớn đỉnh điểm

Nhịp sống phương Nam

Triều cường đạt đỉnh, người dân TPHCM chật vật di chuyển giữa mênh mông nước
Tin liên quan  Cụ thể hóa việc xây nhà ở xã hội cho công nhân, tránh sau này ‘phải đi xin’ 第3张

Quy định quyền giám sát của công đoàn là cần thiết

 Cụ thể hóa việc xây nhà ở xã hội cho công nhân, tránh sau này ‘phải đi xin’ 第4张

Vì sao không quy định phân chia kinh phí công đoàn 2% trong luật?

 Cụ thể hóa việc xây nhà ở xã hội cho công nhân, tránh sau này ‘phải đi xin’ 第5张

Đề nghị bổ sung nguyên tắc phân phối kinh phí công đoàn

 Cụ thể hóa việc xây nhà ở xã hội cho công nhân, tránh sau này ‘phải đi xin’ 第6张

Giữ nguyên quy định đóng phí công đoàn 2%

MỚI - NÓNG  Cụ thể hóa việc xây nhà ở xã hội cho công nhân, tránh sau này ‘phải đi xin’ 第7张
2,35 triệu thanh niên hướng về Đại hội Hội LHTN Việt Nam TPHCM
Giới trẻ TPO - Sáng 4/11, Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam TPHCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã chính thức khai mạc tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM. Đại hội quy tụ 441 đại biểu thanh niên, đại diện cho hơn 2,35 triệu thanh niên thành phố mang tên Bác.  Cụ thể hóa việc xây nhà ở xã hội cho công nhân, tránh sau này ‘phải đi xin’ 第8张
Lùm xùm dự án Bản Mồng: Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’
Kinh tế TPO - Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng - dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.   Cụ thể hóa việc xây nhà ở xã hội cho công nhân, tránh sau này ‘phải đi xin’ 第9张
Giá bất động sản nhiều nơi tăng thực hay tăng do thổi giá?
Địa ốc TPO - Chuyên gia kinh tế cho biết, quan sát thực địa tại một số vùng và các môi giới bất động sản thì tình hình thị trường không nóng sốt như các thông tin truyền thông và thị trường sang năm 2025 không lo sốt, có thanh khoản khá để người muốn bán thì bán được.