Xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn "từ trang trại đến bàn ăn" là một giải pháp có tính đột phá và đảm bảo bền vững để quản lý tốt chất lượng, an toàn thực phẩm, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
An toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, có ý nghĩa lớn về sức khỏe cộng đồng, liên quan tới phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường đồng thời ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam.
An toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, có ý nghĩa lớn về sức khỏe cộng đồng, liên quan tới phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường đồng thời ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam.
Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Nhiều mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm được xây dựng như mô hình VietGap trong sản xuất rau củ quả, mô hình HACCP áp dụng trong chế biến nông sản thủy sản, mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ động vật... Nhiều cơ sở trong quá trình kiểm tra, giám sát đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Không thể phủ nhận việc xây dựng các mô hình, áp dụng các chương trình hay công tác thanh kiểm tra giám sát đã nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Sản phẩm cung ứng đến tay người tiêu dùng đảm bảo an toàn hơn.
Mặc dù vậy khó khăn hiện nay là giữa sản phẩm an toàn và không an toàn đang có sự lẫn lộn, chưa có dấu hiệu nhận biết. Nhiều cơ sở đã được cơ quan kiểm tra, giám sát đảm bảo sản xuất ra sản phẩm an toàn nhưng gặp khó khăn trong công đoạn tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các cơ sở đều đang tự mình bán sản phẩm ra thị trường chứ trong xã hội chưa thiết lập được kênh phân phối, tiêu thụ hỗ trợ riêng cho các sản phẩm nông lâm thủy sảnđảm bảo an toàn thực phẩm. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… đã thực hiện nhưng với các tỉnh thành khác cũng chưa hỗ trợ được người sản xuất trong công đoạn này.
Vấn đề cần thiết hiện nay là phải thiết lập được chuỗi các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm xuyên suốt từ trang trại đến bàn ăn.
Đây là việc thực hiện liên hoàn các mắt xích trong đó mỗi mắt xích là một cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm. Tham gia vào chuỗi an toàn thực phẩm, các cơ sở đều phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. Các cơ quan chức năng sẽ tổ chức giám sát,lấy mẫu kiểm tra đảm bảo an toàn cho sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Việc thiết lập được chuỗi thực phẩm an toàn sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm cho gia đình mình. Hạn chế được rủi ro trong sử dụng thực phẩm đồng thời khuyến khích được cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất trong việc sản xuất và sử dụng sản phẩm an toàn.
Để thực hiện được điều đó trước hết phải xây dựng được các mối liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết ngang là tại mỗi mắt xích phải tập hợp được một số cơ sở sản xuất cùng loại sản phẩm đảm bảo cung cấp cho thị trường một cách liên tục.
Liên kết dọc là liên kết giữa các công đoạn trong chuỗi sản phẩm. Để đảm bảo tính ổn định cho các mối liên kết dọc phải có sự phối hợp giữa các ngành liên quan như Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương, Y tế. Trong đó Nông nghiệp và phát triển nông thôn đảm bảo mắt xích cung cấp sản phẩm an toàn (trang trại), Công thương đảm bảo tiêu thụ sản phẩm, Y tế kiểm soát tại công đoạn đến tay người tiêu dùng (bàn ăn). Đối với khâu cung cấp thực phẩm an toàn, hiện nay tỉnh ta đã hình thành được nhiều cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn thực trong các sản phẩm: thịt, giò chả, rau, gạo, sản phẩm thủy sản. Các cơ sở này được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản, Thủy sản cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và thường xuyên giám sát chất lượng
Với những ưu việt: Sản xuất theo quy trình khép kín, tạo ra sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, sức cạnh tranh cao..., mô hình “Từ trang trại đến bàn ăn” hứa hẹn sẽ tạo sức hút và trở thành xu hướng làm nông nghiệp được nhiều người nông dân hướng đến.
Để xây dựng nông nghiệp theo mô hình “Từ trang trại đến bàn ăn” đòi hỏi người nông dân có tư duy và sự đầu tư nghiêm túc. Với những lợi ích và giá trị kinh tế mang lại, như: Tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, thân thiện với môi trường, người sản xuất, người tiêu dùng, giá trị kinh tế cao..., mô hình sẽ là lựa chọn của nhiều nông dân và sẽ trở thành xu hướng của nền nông nghiệp trong thời gian tới.
Bởi vậy, xây dựng và phát triển chuỗi an toàn thực phẩm với lộ trình phù hợp trên một hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, sẽ tạo sự tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe của chính mình và cho cả cộng đồng.
Đăng thảo luận
2024-10-12 22:13:58 · 来自106.92.43.15回复
2024-10-12 22:24:01 · 来自210.42.45.61回复
2024-10-12 22:34:01 · 来自36.60.9.164回复
2024-10-12 22:44:02 · 来自123.234.10.112回复