Đảng ủy xã Pa Nang nhưng lại lãnh đạo UBND xã Ba Nang và nhiều hội đoàn thể khác cũng lẫn lộn tên giữa Pa Nang và Ba Nang. Câu chuyện một xã nhưng có 2 tên gọi lẫn lộn, nhập nhằng từ 1996 đến nay mới được giải quyết.

Một xã gần 30 năm có 2 tên gọi lẫn lộn Pa Nang và Ba Nang, người dân 'dở khóc dở cười'  第1张

Tên gọi hành chính Ba Nang có từ 1996 - Ảnh: HOÀNG TÁO

Ba Nang là tên của một xã miền núi ở huyện Đakrông, Quảng Trị. Tuy nhiên Ba Nang và Pa Nang cùng được hệ thống chính quyền, Đảng ủy các cấp và người dân ở đây sử dụng và công nhận trong một thời gian rất dài.

Pa Nang - vùng đất nhiều cau cổ thụ

Ông Hồ Văn Thương, 71 tuổi, chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Pa Nang - kể tên gọi Pa Nang có từ trước năm 1975.

  • Một xã gần 30 năm có 2 tên gọi lẫn lộn Pa Nang và Ba Nang, người dân 'dở khóc dở cười'  第2张

    Bộ Nội vụ phản hồi kiến nghị 'gỡ khó' khi đặt tên huyện, xã sau sáp nhậpĐỌC NGAY

"Pa Nang trong tiếng Vân Kiều là cây cau, chỉ đặc điểm vùng đất này có nhiều cây cau cổ thụ mọc tự nhiên", ông Thương kể.

Từ năm 2000 - 2010, ông Thương có 2 nhiệm kỳ làm chủ tịch UBND xã Ba Nang. Tuy nhiên bản thân ông Thương cũng không nhớ và không lý giải được tại sao tên xã bị đọc chệch từ Pa Nang thành Ba Nang.

Trong khi đó Đảng ủy xã này từ khi thành lập đến nay lại có tên gọi là Đảng ủy xã Pa Nang.

Tương tự một số hội đoàn thể, tổ chức, trường học, trạm y tế… ở xã này dùng lẫn lộn tên gọi giữa Pa Nang và Ba Nang.

Điều này khiến nhiều người lạ lần đầu đặt chân vào xã này ngờ ngợ không biết đúng hay không, sợ nhầm lẫn giữa 2 xã khác nhau.

Ngoài ra trong hồ sơ Đảng, các thủ tục hành chính… con dấu và tên gọi xã của Đảng ủy, UBND xã không đồng nhất, đã khiến người dân lâm vào những cảnh "dở khóc dở cười" vì không thể chứng thực được hồ sơ.

Về 2 tên gọi, ông Nguyễn Văn Đạt - trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Đakrông - thừa nhận Pa Nang theo tiếng Vân Kiều nghĩa là cây cau chỉ về đặc điểm của vùng đất này, còn Ba Nang thì không có nghĩa.

Tuy nhiên trong nghị định 83/CP ban hành tháng 12-1996, về việc thành lập huyện Đakrông trên cơ sở tách 10 xã của huyện Hướng Hóa, thì tên xã này là Ba Nang.

"Không rõ nhầm lẫn xảy ra ở khâu soạn thảo hay khâu thẩm định, nhưng tên gọi hành chính của xã bị ấn định là Ba Nang từ đó. Trong khi đó, Đảng ủy xã và nhiều hội đoàn thể tiếp tục sử dụng tên Pa Nang", ông Đạt nói.

Một xã gần 30 năm có 2 tên gọi lẫn lộn Pa Nang và Ba Nang, người dân 'dở khóc dở cười'  第3张

Ông Hồ Văn Thương nói người dân thích tên gọi Pa Nang hơn vì nó có ý nghĩa, nhắc đến đặc điểm vùng đất này - Ảnh: HOÀNG TÁO

Không thể sửa sai, cả xã phải chấp nhận tên mới

Từ năm 2018 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Đakrông, cùng với UBND huyện và các phòng, ban liên quan tổ chức nhiều cuộc họp, cho ý kiến để thống nhất tên gọi của xã này.

Ông Đạt thông tin có 2 phương án được đưa ra, gồm đổi tên chính quyền và các hội đoàn thể về tên Pa Nang, hoặc đổi tên Đảng ủy thành Ba Nang.

Phương án đổi tên xã thành Pa Nang đảm bảo nguồn gốc theo tiếng Vân Kiều, nhưng phải trình Chính phủ phê duyệt với nhiều thủ tục.

Do đó Đảng bộ cơ sở Pa Nang được Ban Thường vụ Huyện ủy Đakrông ban hành quyết định đổi tên thành Ba Nang từ tháng 3-2023.

Ông Hồ Văn My - chủ tịch UBND xã Ba Nang - cho hay: "Ba Nang là từ không có nghĩa trong tiếng Vân Kiều, nhưng bà con chấp nhận vì liên quan thủ tục hành chính là rất nhiều, chứ bà con ưng cái bụng tên Pa Nang".

Ông My thông tin từ tháng 9-2024 đến nay, nhiều hội đoàn thể đã làm thủ tục để đổi con dấu, tên gọi sang Ba Nang như Hội Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã. Tương tự, 3 trường học gồm mầm non, cấp 1 và cấp 2 cũng đang làm đề án đổi tên trường.

Một xã gần 30 năm có 2 tên gọi lẫn lộn Pa Nang và Ba Nang, người dân 'dở khóc dở cười'  第4张

Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Pa Nang đang làm thủ tục để đổi tên thành Ba Nang - Ảnh: HOÀNG TÁO