Điều này sẽ giúp thúc đẩy quyết định ứng xử với các mặt hàng này dựa trên cơ sở khoa học. Bởi cho đến nay, thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lào… dù đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định là độc hại nhưng vẫn được cung cấp hợp pháp cho những người trưởng thành.
Là sản phẩm thuốc lá, TLLN nên được quản lý theo luật?
Cho đến nay, theo Bộ Y tế, vì TLTHM độc hại nên cần phải cấm. Tuy nhiên, mức độ độc hại so với thuốc lá điếu thế nào thì cho đến nay vẫn chưa cơ quan nào có câu trả lời.
Trước đó, trong Phiên giải trình ngày 4/5, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà, Phó ban Công tác Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt vấn đề: "Bộ Y tế cần làm rõ nguyên nhân tại sao lại có các ứng xử khác giữa TLLN so với thuốc lá truyền thống dựa trên các bằng chứng khoa học".
Mới đây, tại tọa đàm “Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá” ngày 1/8, ĐBQH Tạ Văn Hạ Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa & Giáo dục của Quốc hội cũng đặt câu hỏi về tiến trình nghiên cứu, đánh giá khoa học về TLTHM của Bộ Y tế, trong bối cảnh đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu có thể tham khảo từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... Đây cũng là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế theo Công điện 47/CĐ-TTg về TLTHM.
Trước đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần xem xét lại cuộc chiến chống thuốc lá năm 1998 và lý do ra đời Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) 2012 để làm cơ sở tham chiếu cho việc quản lý TLTHM hiện nay. Trong một tọa đàm tháng 10/2023, ĐBQH Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội nêu quan điểm: "Ai cũng hiểu rõ thuốc lá điếu có hại và việc giảm tác hại của các sản phẩm này chính là ban hành Luật PCTHTL, thay vì thấy có hại thì đề xuất cấm như những gì đang xảy ra với các sản phẩm TLTHM hiện nay".
Bên cạnh đó, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM, một trong những người từng thông qua Luật PCTHTL cho biết: “Ở thời điểm thông qua Luật, chúng tôi chỉ tranh luận về hai vấn đề: Việc áp dụng Luật có khả thi không, khi vi phạm thì cơ quan nào sẽ xử phạt; và cách giải quyết thuốc lá nhập lậu bị bắt. Lúc đó chúng tôi không cần phải tranh luận về việc sẽ áp dụng Luật này cho thuốc lá truyền thống hay TLTHM gì cả. Đối tượng mà chúng ta cần quản lý là 'thuốc lá', dù là thuốc lá 'mới' hay 'cũ'.”
Không có bằng chứng khoa học kết luận TLLN độc hại hơn thuốc lá điếu
Mặc dù WHO chưa công nhận khả năng giảm tác hại của TLLN, nhưng cơ quan này cũng chưa đưa ra bằng chứng cho thấy TLLN độc hại hơn thuốc lá truyền thống.
Ngược lại, đã có nhiều nghiên cứu độc lập từ nhiều quốc gia trên thế giới chỉ ra, hàm lượng của các chất gây hại trong khí hơi của TLLN thấp hơn nhiều so với khói của thuốc lá truyền thống.
Nghiên cứu từ Viện Đánh giá Nguy cơ Liên bang Đức (BfR) khi phân tích khí hơi từ TLLN cũng cho thấy các chất gây hại giảm từ 80-99% so với khói thuốc lá truyền thống.
Hàm lượng chất gây hại trong khí hơi của TLLN ít hơn so với khói thuốc lá truyền thống (Nguồn: GSTHR)
Một nghiên cứu khác từ Philippines so sánh các tác động của việc sử dụng TLLN so với thuốc lá truyền thống đối với nhịp tim, huyết áp và các yếu tố dự đoán bệnh tim mạch của người hút thuốc. Kết quả cho thấy, TLLN giúp giảm đáng kể sự phơi nhiễm với các hợp chất độc hại so với thuốc lá truyền thống, đồng thời có sự giảm rõ rệt ở nhịp tim, tăng đáng kể ở độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy và HDL (là cholesterol tốt) ở người dùng.
Trao đổi với phóng viên, BSNT. CKI. Nguyễn Bảo Sơn, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết: "Theo tôi hiểu, quan ngại chính của ngành y tế hiện nay đối với TLLN là liệu độc tính của nó có giảm tương ứng với việc giảm hàm lượng các chất gây hại so với thuốc lá truyền thống hay không.
Về vấn đề này, tôi được biết tháng 7 vừa qua Tạp chí Nghiên cứu Y học của trường Đại học Y Hà Nội có công bố Nghiên cứu tổng quan hệ thống và Phân tích gộp đánh giá tổng hợp kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới, so sánh độc tính của TLLN so với thuốc lá truyền thống. Kết luận từ nghiên cứu của nhóm nghiên cứu từ ĐH Y Hà Nội cho thấy: Độc tính của TLLN, đánh giá thông qua các chỉ điểm sinh học về phơi nhiễm (bằng chứng của việc sử dụng thuốc lá) là giảm đáng kể so với thuốc lá truyền thống.
Từ góc nhìn của người làm khoa học, tôi cho rằng nghiên cứu này được thực hiện bài bản và đáng tin cậy."
Đến nay, chính sách quản lý TLLN vẫn chưa được thống nhất, bởi Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu khoa học như trên, thiếu căn cứ so sánh tác hại của TLLN so với thuốc lá truyền thống. Do vậy, sẽ là thách thức nếu việc quản lý chỉ dựa trên khái niệm "độc hại" mà không có định lượng cụ thể, dẫn đến quyết định thiếu chính xác, bỏ qua cơ hội giảm tác hại cho hàng triệu người đang hút thuốc.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận, việc quản lý mọi sản phẩm thuốc lá là trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cũng như giúp nâng cao năng lực kiểm soát thuốc lá của quốc gia. Bên cạnh đó, việc áp dụng tinh thần của Luật Dược sắp tới, đó là “công nhận, thừa nhận” các kết quả thẩm định khoa học từ các quốc gia đi trước, cũng sẽ là một giải pháp nên được xem xét để đẩy nhanh tiến độ kiểm soát TLTHM.
Xem nhiềuSức khỏe
Cậu bé 14 tuổi đột quỵ vì cha mẹ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo
Sức khỏe
TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non
Sức khỏe
Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?
Sức khỏe
6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu
Sức khỏe
Đăng thảo luận
2024-11-17 08:24:01 · 来自222.77.76.8回复
2024-11-17 08:34:02 · 来自171.12.44.233回复
2024-11-17 08:44:04 · 来自61.235.11.28回复
2024-11-17 08:54:05 · 来自36.62.157.221回复
2024-11-17 09:04:03 · 来自106.86.81.237回复