Tết là dịp để duy trì những giá trị mang tính truyền thống của người Việt Nam nhưng không có nghĩa là "hành xác", phung phí tiền bạc…

Chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết nhưng nghĩ đến, chị Thanh Huyền (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) bỗng "thấy sợ". Từ ngày lấy chồng, năm nào chị cũng mong Tết trôi qua thật nhanh.

Đầu năm đã đầu tắt mặt tối

Chị Huyền quê miền Tây. Lần đầu chị về quê chồng ở Quảng Nam ăn Tết là 5 năm trước. Chị còn nhớ tâm trạng hồi hộp, chuẩn bị quần áo, lên kế hoạch đi chơi ở Hội An, Mỹ Sơn… nhưng nhanh chóng "vỡ mộng".

Ngày đầu chị Huyền về quê, 26 tháng chạp, mẹ chồng giục dậy sớm quét sân, dọn dẹp nhà cửa, rửa chén bát... Đến trưa, chị lại cùng mẹ chồng sửa soạn mâm cơm để kịp cúng tất niên buổi chiều. Sau đó, chị tiếp tục tham gia gói bánh, canh bánh chín đến nửa đêm. Luôn tất bật cùng mẹ chồng làm việc nhà, chị không có thời gian bước chân ra khỏi làng.

Trong những ngày Tết, mùng nào gia đình chồng cũng chuẩn bị mâm cúng trong nhà và nhà thờ họ, đi chúc Tết người này người kia để không bị trách… Mệt lả người, chưa kịp đi đâu chơi thì vợ chồng chị Huyền phải khăn gói vào TP HCM để làm việc.

"Cha chồng là con trưởng, chồng là cháu đích tôn nên việc thờ cúng ở quê phải có trách nhiệm. Mấy năm trước, con chúng tôi còn nhỏ, một mình chồng về quê. Năm nay, cha mẹ chồng nói anh đưa vợ con cùng về. Nghĩ đến chuyện về quê chồng ăn Tết, tôi lại ngán sợ" - chị Huyền lo lắng.

 Thảnh thơi đón Tết 第1张

Không về quê nhưng chị Hoàng Liên (quận 3, TP HCM) cũng "sợ" Tết vì phải lo chuẩn bị mọi thứ, từ đồ ăп, thức uống đếп trang hoàng nhà cửa… Bởi lẽ, chị đã quen với suy nghĩ ngày Tết thì mọi thứ phải mới nhất, đẹp nhất và tốt nhất.

"Tôi cũng muốn đơn giản, không bày vẽ vì Tết được có mấy ngày để quây quần bên người thân, nghỉ ngơi, vui chơi... Nhưng quen rồi, không chuẩn bị mọi thứ lại không yên tâm, thấy sao sao ấy. Vả lại, tôi cũng tranh thủ để dọn dẹp trong ngoài cho sạch sẽ, thành ra mệt bở hơi tai. Chưa kể, đồ ăn mua ít thì sợ không đủ, đầu năm cũng phải dư dả chút đỉnh; mua nhiều mà không ăn kịp, hư phải đổ bỏ…" - chị Liên tâm sự.

Một cảnh 2 - 3 quê, từ 28 tháng chạp đến sáng mùng 1, chị Thu Trang (quận Tân Phú, TP HCM) phải tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, mua thực phẩm chất vào tủ lạnh, mua trà bánh để thắp nhang và biếu chú bác theo yêu cầu của mẹ chồng.

Sáng sớm mùng 1, gia đình chị Trang về nhà mẹ chồng từ sớm để nấu mâm cơm chay cúng rồi qua nhà anh chị em chồng chúc Tết, mừng tuổi. Sáng mùng 2, gia đình chị về Long An thăm gia đình mình, mùng 3 về Tiền Giang quê chồng, mùng 4 quay về TP HCM tiếp bạn của 2 vợ chồng, mùng 5 đi làm…

"Đầu năm mà đã đầu tắt mặt tối, chồng thì bị ép bia rượu từ nhà này đến nhà khác. Tôi chỉ mong Tết qua nhanh" - chị Trang bày tỏ.

Đơn giản để vui Tết

Từng có những trải nghiệm "kinh hoàng" bởi quần quật nấu nướng, bày biện, dọn dẹp…, vợ chồng - con cái cãi vã, giận nhau vì mệt, những năm gần đây, sau khi thay đổi tư duy, cả nhà anh chị Minh Quang - Kim Trang (quận 7, TP HCM) không còn "sợ" Tết.

"Trong năm, cuối tuần nào rảnh thì cả nhà cùng dọn dẹp, đến Tết chỉ mất nửa ngày vệ sinh lại là xong. Khách đến chúc Tết chủ yếu uống trà, nói chuyện nên không cần mua sắm, bày biện gì nhiều. Vợ chồng tôi dành trọn ngày 30 Tết và mùng 1 đi chùa, thăm nội - ngoại. Chiều mùng 2 đến mùng 4 đưa các con đi du lịch gần" - chị Trang nhớ lại.