Những ngày bão Yagi hoành hành, trên truyền thông, báo chí và mạng xã hội, có một cụm từ được sử dụng với tần suất dày đặc là 'ủng hộ đồng bào miền Bắc'. Nghe mà thương quý.

'Đồng bào' là gì mà người Việt hay nói với nhau lúc hoạn nạn?  第1张

Hàng trăm bè nuôi hải sản của người dân bị bão cuốn vào ven biển Cát Bà, Hải Phòng - Ảnh: NAM TRẦN

Hai tiếng "đồng bào" mới nghe đã thương

Một vị giáo sư đáng kính (76 tuổi, TP.HCM) chạy chiếc xe máy cũ mang sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng - để dành từ tiền hưu trí, tiền đi dạy và cả tiền viết sách nhiều năm qua - tới báo Tuổi Trẻ nhờ gửi ra Bắc.

Ông nói: "Có thể 1 tỉ đồng là nhiều với đóng góp của một cá nhân, nhưng cũng chỉ là hạt cát so với những thiệt hại mà đồng bào miền Bắc đang gánh chịu".

TIN LIÊN QUAN
  • 'Đồng bào' là gì mà người Việt hay nói với nhau lúc hoạn nạn?  第2张

    Một giáo sư gửi sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng nhờ Tuổi Trẻ ủng hộ đồng bào miền Bắc

  • 'Đồng bào' là gì mà người Việt hay nói với nhau lúc hoạn nạn?  第3张

    Miền Trung nhớ mãi ký ức 'một miếng khi đói' mà thương bà con gặp bão số 3

  • 'Đồng bào' là gì mà người Việt hay nói với nhau lúc hoạn nạn?  第4张

    Bà con xứ Nghệ nấu bánh chưng gửi ra vùng lũ phía Bắc

Quảng Ninh, Hải Phòng "nhường" mỗi nơi 100 tỉ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương khác cần hơn.

Biết bao nhiêu đoàn xe nhận vận chuyển đồ cứu trợ với cước 0 đồng "đi vào tiền tuyến". 

Bà con xóm đò chùa Hương mang thuyền đến vùng lũ dữ. Một hãng hàng không thông báo ưu tiên vận chuyển hàng hóa thiết yếu hỗ trợ ra miền Bắc. Tất nhiên hoàn toàn miễn phí.

Trong khi đó, đội SOS Đà Nẵng đến Đồ Sơn (Hải Phòng) để giúp dân nhưng người Hải Phòng lại bảo các anh "quay xe" đến Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai. 

Người miền Trung "đỏ lửa" nấu bánh chưng, làm muối vừng, gửi cá khô cho bà con miền Bắc. Chỉ vì ở đó, đồng bào đang cần họ.

Từ "đồng bào", "nghĩa đồng bào" là gì mà sao người Việt hay nói với nhau trong những lúc hoạn nạn? "Đồng bào" là gì, mới nghe đã thấy thương, thấy bóng dáng dân tộc Việt Nam trong đó.

Ngôn ngữ là hiện thực của văn hóa; mà văn hóa được thể hiện trong ngôn ngữ thì mỗi dân tộc có một bản sắc riêng. Việc nhấn mạnh nét nghĩa nào là sự lựa chọn văn hóa của dân tộc đó.GS.TS Trần Trí Dõi'Đồng bào' là gì mà người Việt hay nói với nhau lúc hoạn nạn?  第5张

Hai phụ nữ ở làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai với nỗi đau mất người thân - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lựa chọn văn hóa của người Việt

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, GS.TS Trần Trí Dõi cho biết trong Từ điển Việt - Latin của ông J. L. Taberd xuất bản năm 1838 ở trang 149 đã thấy hiện diện từ này và được giải nghĩa bằng cả chữ Hán và chữ Latin.

Theo đó, chữ Hán là 同胞, tiếng Việt là "đồng bào", nghĩa là "cùng một bào thai - cùng một mẹ sinh ra", còn tiếng Latin germani fratres có nghĩa là "anh em ruột thịt". Có thể thấy từ "đồng bào" đã có trong tiếng Việt từ rất lâu, cuối thế kỷ 19 đã được tập hợp vào từ điển.

Tháng 9-1945, từ "đồng bào" được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong lúc đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, để thể hiện quyết tâm của toàn dân tộc đoàn kết giành tự do và độc lập.

'Đồng bào' là gì mà người Việt hay nói với nhau lúc hoạn nạn?  第6张

Từ “đồng bào” dùng trong từ điển “Việt - Latinh” của Tabert năm 1838 - Ảnh: GS.TS Trần Trí Dõi cung cấp

Từ này được giải nghĩa trong Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 1992, trang 347) với hai nghĩa.

"1. Từ dùng để gọi những người cùng giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình nói chung, với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt... 2. Từ dùng để gọi nhân dân nói chung, không phải là quân đội hoặc không phải là cán bộ...".

"Với cách giải thích đó, khi người Việt mình dùng từ "đồng bào", có ý nhấn mạnh đến nghĩa thứ nhất", ông Dõi nói.

Tiếng Việt hay dùng từ "đồng bào", nhất là trong những ngày bão lụt, hỏa hoạn, thiên tai..., mới nhất là cơn bão Yagi, để nói về sự đoàn kết giúp đỡ những người dân bị lũ lụt như là một cộng đồng "cùng giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình, với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt".

'Đồng bào' là gì mà người Việt hay nói với nhau lúc hoạn nạn?  第7张

Một bó đuốc được thắp sáng để đưa các nạn nhân xấu số đến nghĩa trang - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đó là nét văn hóa tốt đẹp của người Việt "thương người như thể thương thân" đồng cam cộng khổ. GS.TS Trần Trí Dõi nhìn nhận "đây thực sự là một truyền thống văn hóa đặc biệt trong cộng đồng người Việt được lưu giữ từ xưa cho đến hiện nay".

Theo cách GS nói, qua sự lựa chọn ngôn ngữ, thấy được sự lựa chọn văn hóa của dân tộc đó. Vậy thì người Việt chọn "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", chọn "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", chọn "thương người như thể thương thân"... như một tính cách dân tộc. Hay nói một cách khác, như một phẩm tính dân tộc này.