(Dân trí) - Sau 3 năm trì hoãn lắp rào chắn an toàn trên sân ga cho tuyến Cát Linh - Hà Đông, vấn đề tương tự đang được đặt ra tại metro Nhổn - Cầu Giấy (Hà Nội).
Nhận "mưa lời khen" từ cư dân thủ đô sau hơn 1 tuần mở cửa, tuyến tàu điện Nhổn - Cầu Giấy đang thể hiện sự vượt trội về tiện ích, công nghệ và cả tính thẩm mỹ so với "người anh" Cát Linh - Hà Đông.
Tuy nhiên, có một điểm không thay đổi giữa 2 tuyến metro: hình ảnh những nhân viên bảo vệ đi dọc ke ga với khuôn mặt cảnh giác, luôn miệng nhắc nhở hành khách không vượt quá vạch an toàn.
Bên cạnh việc đảm bảo các chuyến tàu đón khách đúng giờ, Công ty Hanoi Metro đang huy động lượng lớn nhân sự cảnh giới an toàn tại sân ga của tuyến tàu điện Nhổn - Cầu Giấy và Cát Linh - Hà Đông. Sự tốn kém nhân lực có cùng lý do: Cả 2 tuyến tàu điện đều thiếu hạng mục rào chắn an toàn.
Nhân viên cảnh giới luôn phải quan sát để đảm bảo hành khách không vượt qua lằn ranh an toàn khi tàu vào ga (Ảnh: Ngọc Tân).
Rào chắn sân ga: thiếu sót hay không cần thiết?
Để kiềm chế sự hào hứng của các hành khách trước trải nghiệm mới mẻ, các nhân viên bảo vệ của tuyến Nhổn - Cầu Giấy phải trang bị thêm loa cầm tay và dùi cui nhựa. Họ vất vả hơn khi lượng người trải nghiệm tuyến tàu điện này tăng lên và cán mốc 100.000 lượt vào chủ nhật tuần trước.
Trên sân ga có một lằn ranh với những chấm nổi để đảm bảo hành khách khiếm thị cũng nhận biết được và không vượt qua. Tuy nhiên, các nhân viên cảnh giới thường xuyên phải hò hét vì nhiều hành khách vẫn vô ý bước quá lằn ranh này.
Cách xa không khí ồn ã của tuyến tàu điện Nhổn - Cầu Giấy, ông H. (65 tuổi, nhân viên cảnh giới) ngồi lặng lẽ quan sát hành khách bước lên sân ga của tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông.
"Việc của mình càng nặng, vì nhiều nhân viên ở đây đã sang tăng cường cho tuyến tàu điện Nhổn", vị bảo vệ già chia sẻ.
Đảm bảo hành khách không vượt quá lằn ranh an toàn là công việc hàng ngày của các nhân viên cảnh giới tại ga metro (Ảnh: Ngọc Tân).
Vào năm 2021, khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành, Hanoi Metro đã lên kế hoạch lắp đặt thêm rào chắn trên sân ga để ngăn hành khách bước quá gần đường ray. Hạng mục này được dự toán hơn 8 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa được đầu tư.
Suốt 3 năm qua, tàu điện Cát Linh - Hà Đông chưa ghi nhận hành khách nào bị tàu đâm hoặc ngã xuống đường ray. Kết quả tích cực này củng cố luồng quan điểm cho rằng rào chắn ke ga là không cần thiết.
Tuy nhiên, từ vị trí của một người cảnh giới an toàn, ông H. đã phải ngăn chặn đủ thứ chuyện. Từ việc trẻ con không được người lớn trông chừng, suýt lao xuống đường ray, tới việc nhiều bạn trẻ cố vượt qua vạch an toàn để chụp ảnh "sống ảo".
"Công việc của chú giống như rào chắn chạy bằng cơm vậy", người bảo vệ già bộc bạch với phóng viên.
Thông qua một công ty bảo vệ, ông H. nhận được mức lương 15.000 đồng/giờ. Với tổng thu nhập chỉ 5 triệu đồng/tháng, ông phải ngồi hàng tiếng mỗi ngày với cái oi bức của mùa hè và cảnh mưa phùn gió bấc của mùa đông Hà Nội. Môi trường làm việc của người cảnh giới sân ga khắc nghiệt hơn lái tàu, nhân viên bán vé hay nhân viên điều độ tại OCC.
Tuy vậy, trong đầu người bảo vệ già luôn ý thức rõ các bước phải làm khi tình huống xấu xảy đến. Nếu có người ngã xuống đường ray, việc đầu tiên không phải là nhảy xuống kéo họ lên, mà là chạy đến bấm nút báo động khẩn cấp trên sân ga và ngắt điện tại đường ray.
Nghĩ về giải pháp "phi công trình"
Ngồi đợi tàu tại ga Phùng Khoang, Daniel Edwards (giáo viên người Anh tại Hà Nội) lắc đầu khi được hỏi về rào chắn ke ga hay nhân viên cảnh giới tại các tuyến metro ở quê nhà.
"Tại các ga tàu ở London, hành khách luôn tự giác tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn. Còn nếu ai đó chán sống...", nam hành khách nhún vai, "rào chắn cũng không ngăn được điều đó".
Daniel Edwards đi tàu từ Phùng Khoang đến Cát Linh để thăm một người bạn (Ảnh: Ngọc Tân).
Vị khách Tây cũng lưu ý rằng để có một cộng đồng cùng tuân thủ, những đứa trẻ đã được dạy về quy tắc sử dụng phương tiện công cộng từ trên ghế nhà trường. "Thay vì lắp rào chắn, hãy bắt đầu với việc dạy dỗ những đứa trẻ", ông nói.
Khung cảnh ồn ào trên sân ga của tuyến tàu điện Nhổn - Cầu Giấy phản ánh một đô thị với những cư dân vẫn đang từng bước làm quen với loại hình giao thông mới. Chia sẻ của Edwards là lời gợi ý về những giải pháp "phi công trình" có thể triển khai bên cạnh việc lắp đặt hạng mục cứng như rào chắn.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết trong tương lai gần, các nhân viên cảnh giới tại sân ga vẫn sẽ chịu trách nhiệm giám sát an toàn và tuyên truyền văn hóa đi tàu cho hành khách. Về giải pháp lắp đặt rào chắn sân ga, doanh nghiệp sẽ cân nhắc và đề xuất đầu tư vào thời điểm thích hợp.
Trong tương lai gần, Hanoi Metro vẫn sẽ duy trì nhân viên cảnh giới tại nhà ga thay vì lắp đặt rào chắn (Ảnh: Ngọc Tân).
Trên thế giới, nhiều quốc gia có hệ thống đường sắt đô thị phát triển nhưng không yêu cầu rào chắn ke ga. Tại New York (Mỹ), nơi có mạng lưới tàu điện ngầm lâu đời, việc lắp đặt rào chắn sân ga hầu như không được áp dụng. Một lý do là sân ga thường đón các đoàn tàu kích thước khác nhau và không thể thiết kế rào chắn khớp với mọi loại tàu.
Hạng mục rào chắn thường xuất hiện ở các nước châu Á, nơi người dân lần đầu làm quen với đường sắt đô thị. Đơn cử như các tuyến metro mới tại Jakarta, Indonesia.
TPHCM, nơi đang bị Hà Nội "dẫn trước 2-0" về số tuyến tàu điện, có thể sẽ rút ngắn khoảng cách vào cuối năm nay, khi dự án metro Bến Thành - Suối Tiên đi vào vận hành. Tuyến metro này chỉ có 2,6km đi dưới lòng đất nhưng đủ để thành phố mang tên Bác trở thành nơi đầu tiên trên cả nước vận hành tàu điện ngầm.
Điểm khác biệt là tuyến tàu điện ngầm này có đầy đủ rào chắn ke ga.
Rào chắn sân ga tại metro Bến Thành - Suối Tiên (Ảnh: Thư Trần).
Xã hộiRào chắn an toàn "chạy bằng cơm" tại 2 tuyến metro ở Hà Nội
(Dân trí) - Sau 3 năm trì hoãn lắp rào chắn an toàn trên sân ga cho tuyến Cát Linh - Hà Đông, vấn đề tương tự đang được đặt ra tại metro Nhổn - Cầu Giấy (Hà Nội).
Nhận "mưa lời khen" từ cư dân thủ đô sau hơn 1 tuần mở cửa, tuyến tàu điện Nhổn - Cầu Giấy đang thể hiện sự vượt trội về tiện ích, công nghệ và cả tính thẩm mỹ so với "người anh" Cát Linh - Hà Đông.
Tuy nhiên, có một điểm không thay đổi giữa 2 tuyến metro: hình ảnh những nhân viên bảo vệ đi dọc ke ga với khuôn mặt cảnh giác, luôn miệng nhắc nhở hành khách không vượt quá vạch an toàn.
Bên cạnh việc đảm bảo các chuyến tàu đón khách đúng giờ, Công ty Hanoi Metro đang huy động lượng lớn nhân sự cảnh giới an toàn tại sân ga của tuyến tàu điện Nhổn - Cầu Giấy và Cát Linh - Hà Đông. Sự tốn kém nhân lực có cùng lý do: Cả 2 tuyến tàu điện đều thiếu hạng mục rào chắn an toàn.
Nhân viên cảnh giới luôn phải quan sát để đảm bảo hành khách không vượt qua lằn ranh an toàn khi tàu vào ga (Ảnh: Ngọc Tân).
Rào chắn sân ga: thiếu sót hay không cần thiết?
Để kiềm chế sự hào hứng của các hành khách trước trải nghiệm mới mẻ, các nhân viên bảo vệ của tuyến Nhổn - Cầu Giấy phải trang bị thêm loa cầm tay và dùi cui nhựa. Họ vất vả hơn khi lượng người trải nghiệm tuyến tàu điện này tăng lên và cán mốc 100.000 lượt vào chủ nhật tuần trước.
Trên sân ga có một lằn ranh với những chấm nổi để đảm bảo hành khách khiếm thị cũng nhận biết được và không vượt qua. Tuy nhiên, các nhân viên cảnh giới thường xuyên phải hò hét vì nhiều hành khách vẫn vô ý bước quá lằn ranh này.
Cách xa không khí ồn ã của tuyến tàu điện Nhổn - Cầu Giấy, ông H. (65 tuổi, nhân viên cảnh giới) ngồi lặng lẽ quan sát hành khách bước lên sân ga của tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông.
"Việc của mình càng nặng, vì nhiều nhân viên ở đây đã sang tăng cường cho tuyến tàu điện Nhổn", vị bảo vệ già chia sẻ.
Đảm bảo hành khách không vượt quá lằn ranh an toàn là công việc hàng ngày của các nhân viên cảnh giới tại ga metro (Ảnh: Ngọc Tân).
Vào năm 2021, khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành, Hanoi Metro đã lên kế hoạch lắp đặt thêm rào chắn trên sân ga để ngăn hành khách bước quá gần đường ray. Hạng mục này được dự toán hơn 8 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa được đầu tư.
Suốt 3 năm qua, tàu điện Cát Linh - Hà Đông chưa ghi nhận hành khách nào bị tàu đâm hoặc ngã xuống đường ray. Kết quả tích cực này củng cố luồng quan điểm cho rằng rào chắn ke ga là không cần thiết.
Tuy nhiên, từ vị trí của một người cảnh giới an toàn, ông H. đã phải ngăn chặn đủ thứ chuyện. Từ việc trẻ con không được người lớn trông chừng, suýt lao xuống đường ray, tới việc nhiều bạn trẻ cố vượt qua vạch an toàn để chụp ảnh "sống ảo".
"Công việc của chú giống như rào chắn chạy bằng cơm vậy", người bảo vệ già bộc bạch với phóng viên.
Thông qua một công ty bảo vệ, ông H. nhận được mức lương 15.000 đồng/giờ. Với tổng thu nhập chỉ 5 triệu đồng/tháng, ông phải ngồi hàng tiếng mỗi ngày với cái oi bức của mùa hè và cảnh mưa phùn gió bấc của mùa đông Hà Nội. Môi trường làm việc của người cảnh giới sân ga khắc nghiệt hơn lái tàu, nhân viên bán vé hay nhân viên điều độ tại OCC.
Tuy vậy, trong đầu người bảo vệ già luôn ý thức rõ các bước phải làm khi tình huống xấu xảy đến. Nếu có người ngã xuống đường ray, việc đầu tiên không phải là nhảy xuống kéo họ lên, mà là chạy đến bấm nút báo động khẩn cấp trên sân ga và ngắt điện tại đường ray.
Nghĩ về giải pháp "phi công trình"
Ngồi đợi tàu tại ga Phùng Khoang, Daniel Edwards (giáo viên người Anh tại Hà Nội) lắc đầu khi được hỏi về rào chắn ke ga hay nhân viên cảnh giới tại các tuyến metro ở quê nhà.
"Tại các ga tàu ở London, hành khách luôn tự giác tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn. Còn nếu ai đó chán sống...", nam hành khách nhún vai, "rào chắn cũng không ngăn được điều đó".
Daniel Edwards đi tàu từ Phùng Khoang đến Cát Linh để thăm một người bạn (Ảnh: Ngọc Tân).
Vị khách Tây cũng lưu ý rằng để có một cộng đồng cùng tuân thủ, những đứa trẻ đã được dạy về quy tắc sử dụng phương tiện công cộng từ trên ghế nhà trường. "Thay vì lắp rào chắn, hãy bắt đầu với việc dạy dỗ những đứa trẻ", ông nói.
Khung cảnh ồn ào trên sân ga của tuyến tàu điện Nhổn - Cầu Giấy phản ánh một đô thị với những cư dân vẫn đang từng bước làm quen với loại hình giao thông mới. Chia sẻ của Edwards là lời gợi ý về những giải pháp "phi công trình" có thể triển khai bên cạnh việc lắp đặt hạng mục cứng như rào chắn.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết trong tương lai gần, các nhân viên cảnh giới tại sân ga vẫn sẽ chịu trách nhiệm giám sát an toàn và tuyên truyền văn hóa đi tàu cho hành khách. Về giải pháp lắp đặt rào chắn sân ga, doanh nghiệp sẽ cân nhắc và đề xuất đầu tư vào thời điểm thích hợp.
Trong tương lai gần, Hanoi Metro vẫn sẽ duy trì nhân viên cảnh giới tại nhà ga thay vì lắp đặt rào chắn (Ảnh: Ngọc Tân).
Trên thế giới, nhiều quốc gia có hệ thống đường sắt đô thị phát triển nhưng không yêu cầu rào chắn ke ga. Tại New York (Mỹ), nơi có mạng lưới tàu điện ngầm lâu đời, việc lắp đặt rào chắn sân ga hầu như không được áp dụng. Một lý do là sân ga thường đón các đoàn tàu kích thước khác nhau và không thể thiết kế rào chắn khớp với mọi loại tàu.
Hạng mục rào chắn thường xuất hiện ở các nước châu Á, nơi người dân lần đầu làm quen với đường sắt đô thị. Đơn cử như các tuyến metro mới tại Jakarta, Indonesia.
TPHCM, nơi đang bị Hà Nội "dẫn trước 2-0" về số tuyến tàu điện, có thể sẽ rút ngắn khoảng cách vào cuối năm nay, khi dự án metro Bến Thành - Suối Tiên đi vào vận hành. Tuyến metro này chỉ có 2,6km đi dưới lòng đất nhưng đủ để thành phố mang tên Bác trở thành nơi đầu tiên trên cả nước vận hành tàu điện ngầm.
Điểm khác biệt là tuyến tàu điện ngầm này có đầy đủ rào chắn ke ga.
Rào chắn sân ga tại metro Bến Thành - Suối Tiên (Ảnh: Thư Trần).
Đăng thảo luận
2024-11-15 12:34:04 · 来自106.93.178.216回复
2024-11-15 12:44:04 · 来自171.11.83.120回复
2024-11-15 12:54:06 · 来自222.31.17.215回复
2024-11-15 13:04:03 · 来自123.232.148.204回复
2024-11-15 13:14:09 · 来自36.63.58.187回复
2024-11-15 13:24:03 · 来自222.31.37.65回复
2024-11-15 13:34:02 · 来自139.208.82.248回复
2024-11-15 13:44:03 · 来自210.31.243.231回复
2024-11-15 13:54:05 · 来自182.87.119.57回复
2024-11-15 14:04:05 · 来自222.69.156.203回复
2024-11-15 14:14:04 · 来自36.57.113.106回复
2024-11-15 14:24:08 · 来自121.76.236.217回复
2024-11-15 14:34:08 · 来自171.13.222.95回复