SỨC KHỎE

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa

Thực hiện: Minh Nhật 11/09/2024 - 18:46

(Dân trí) - Nhiều nạn nhân nặng do sạt lở, mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc đang được chuyển về Bệnh viện Việt Đức để điều trị.

Thiên tai xảy ra dồn dập ở các tỉnh phía Bắc sau cơn bão Yagi khiến thiệt hại về người liên tục gia tăng những ngày vừa qua.

Là tuyến cuối về ngoại khoa, những ngày vừa qua, các y bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang "gồng mình" điều trị cho các nạn nhân của thiên tai, trong đó có nhiều ca đặc biệt nặng.

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa  第1张

Ghi nhận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các nạn nhân do bão lũ đang điều trị tại đây chủ yếu thuộc hai nhóm: Chấn thương trong quá trình khắc phục hậu quả của bão Yagi và các nạn nhân do mưa lũ, sạt lở đất bị thương nặng, nguy kịch được các tỉnh thành phía Bắc chuyển về.

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa  第2张

Khoa Chấn thương Chỉnh hình 1 hiện đang điều trị nhiều trường hợp chấn thương nặng do bão lũ trong những ngày vừa qua.

Anh Đinh Văn Khích, 33 tuổi, người dân tộc Mường (xã Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La) là một nạn nhân của vụ sạt lở đất do mưa lũ.

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa  第3张

Ngày 9/9, khi đang đi đường, anh Khích thấy có đất đá sạt xuống từ taluy dương trước mặt. Vì lượng sạt đang ít, anh Khích liều phóng nhanh sang. Tuy nhiên, vào đúng vị trí sạt, xe người đàn ông vướng vào đá gây ngã.

Sau tai nạn, anh Khích bị gãy chân phải và được một người đi đường phát hiện đưa vào Bệnh viện huyện Bắc Yên cấp cứu, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để mổ.

"Khi bão đổ bộ, xã tôi gần như không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, sau bão, mưa lũ nhiều gây sạt lở đất nghiêm trọng. Cách nhà tôi 6km, có nhà bị lấp", anh Khích cho hay.

Người đàn ông này cho biết, đoạn đường dài khoảng 30km từ xã đến huyện cứ đi vài mươi mét lại có sạt lở taluy dương. Ngay trong xã anh sinh sống, nhiều người cũng bị thương do sạt lở.

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa  第4张

Nằm điều trị ở khoa Chấn thương Chỉnh hình 1, anh Lê Văn Sơn, 35 tuổi, sống tại An Lão, Hải Phòng vẫn bị ám ảnh về khoảnh khắc téc nước trên mái sập xuống người mình.

"15h ngày 7/9, khi bão đang hoành hành ác liệt  nhất, tôi xuống bếp lấy chổi để đẩy nước ra thì téc nước 1m3 trên mái bất ngờ đổ sập xuống. Téc nước rơi gãy xương đùi, đoạn mái tôn rơi theo téc cắt vào gân bàn chân gây chảy máu lênh láng", anh Sơn cho hay.

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa  第5张

Người đàn ông được đưa đi cấp cứu ở 2 bệnh viện tại Hải Phòng ngay trong cao điểm mưa bão. Tuy nhiên, tình trạng mất điện gây khó khăn cho công tác điều trị nên đến chiều 8/9, anh Sơn được đưa về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Chỉ trong vài ngày, anh Sơn đã được truyền 11 bịch máu nhưng vẫn phải tiếp tục truyền thêm để đủ điều kiện mổ.

"Tôi đến nay đã hơn 50 tuổi nhưng chưa từng thấy cơn bão nào kinh hoàng như vậy", người bố đang đứng bên cạnh trầm giọng.

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa  第6张

Đang lợp lại mái nhà bị tốc sau bão Yagi, anh A., 51 tuổi (Quảng Yên, Quảng Ninh) không may trượt chân rơi xuống đất. Cú ngã từ khoảng cách 4 mét khiến người đàn ông bị đa chấn thương, đặc biệt là vùng đầu.

Theo ThS.BS Nguyễn Mạnh Tiến, khoa Phẫu thuật thần kinh, anh A. được đưa vào khoa Cấp cứu trong tình trạng phải mở nội khí quản, bóp bóng để hỗ trợ hô hấp, trên người có nhiều vết thương đặc biệt là vết thương ở vùng đầu.

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa  第7张

"Chúng tôi đang theo dõi chấn thương sọ não và chấn thương cột sống cổ. Bệnh nhân được dùng an thần chống kích thích, dùng thuốc kiểm soát hô hấp, tuần hoàn. Sau khi có các kết quả chẩn đoán hình ảnh mới có thể chẩn đoán chi tiết các tình trạng bệnh nhân gặp phải", BS Tiến cho hay.

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa  第8张

Cũng theo BS Tiến, trong những ngày sau bão, các bệnh nhân nhập viện do ngã cao khi đang sửa mái khá phổ biến. Đa phần các trường hợp đều không có biện pháp bảo vệ lao động.

Trước đó, khoa Cấp cứu cũng vừa tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân đa chấn thương là nạn nhân từ vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai).

Đó là trường hợp nam bệnh nhân được chuyển đến viện trong tình trạng đa chấn thương: Chấn thương sọ não, chấn thương ngực, chấn thương bụng kín, tổn thương mạch máu, tổn thương tĩnh mạch khoeo trái, gãy phức tạp 1/3 trên 2 xương cẳng chân trái.

Sau khi được cấp cứu và xử trí bước đầu, bệnh nhân đã được chuyển đi phẫu thuật.

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa  第9张

Các bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vào trưa 11/9 đã hội chẩn từ xa cho các ca nặng do đất đá lở, lũ quét đang được điều trị tại một số bệnh viện phía Bắc, trong đó có 3 nạn nhân nặng ở thôn Làng Nủ.

Đáng chú ý, theo thông tin báo về từ các bệnh viện tuyến tỉnh, dự kiến vào đêm 11/9, sẽ có nhiều trường hợp bị chấn thương nặng do mưa lũ, sạt lở đất được chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cấp cứu.

Nạn nhân bão lũ tăng dồn dập, bệnh viện tuyến cuối căng mình cứu chữa  第10张

Kíp trực tại khoa Cấp cứu đã "lên dây cót" với đầy đủ các chuyên ngành, để kịp thời cứu chữa các bệnh nhân, đảm bảo công tác điều trị ngay cả trong trường hợp bệnh nhân được ồ ạt chuyển về từ tuyến dưới.

Ảnh: Đoàn Thủy