Chiều 8-10, học sinh các khối của Trường THCS Kim Đồng (quận 5, TP.HCM) đến tham quan trải nghiệm thực tế tại Nhà máy mì Acecook Việt Nam.
Các em học sinh Trường THCS Kim Đồng (quận 5, TP.HCM) thích thú giao lưutrả lời câu hỏi khi đi tham quan Nhà máy mì Acecook Việt Nam - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
Học sinh thích thú với những kiến thức mới
Vừa bước vào cổng nhà máy, gần 30 em học trò đã phải "ồ" lên vì thích thú khi nhìn thấy không gian trưng bày nguyên vật liệu và sản phẩm bắt mắt, mô hình sản xuất thu nhỏ kỳ công với nhiều công đoạn khác nhau.
Để học sinh dễ hình dung, nhân viên công ty còn dẫn các em tham quan thực tế dây chuyền sản xuất từng gói mì, quy trình vận hành máy móc và cách điều phối công nhân ở nhà máy.
Các em học sinh chăm chú lắng nghe giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Acecook Việt Nam, có bạn còn ghi chép lại những kiến thức mới và tích cực tham gia trả lời câu hỏi nhận quà.
Buổi trải nghiệm thực tế cũng giúp học sinh có cơ hội giao lưu, trao đổi và làm việc nhóm cùng nhau - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
Các em có thêm kiến thức khi biết mì được làm từ bột mì, màu vàng từ bột nghệ, phân biệt mì chiên và không chiên…
Chuyến đi thú vị
Đại diện duy nhất của lớp 8/7 đến tham quan nhà máy, em Lê Hà My chia sẻ: "Em cảm thấy hãnh diện và rất vui. Em biết được quy trình sản xuất mì tự động, thích nhất là xem từng gói mì đều đặn ra lò.
Ban đầu em có hơi ngại và lo lắng khi đi chung với các bạn khác lớp, nhưng đến đây các nhân viên công ty cho chúng em thảo luận nhóm, giúp em chủ động hơn. Vốn là lớp phó học tập nên khi về trường, thông qua buổi sinh hoạt lớp em sẽ chủ động đứng lên chia sẻ những kiến thức được học hôm nay".
Em Nguyễn Gia Hân (bìa phải) check-in cùng bạn tại các cột mốc hình thành vàphát triển của công ty cổ phần Acecook Việt Nam - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
"Em cảm thấy chuyến đi này rất thú vị, biết thêm được những điều mới. Em ồ lên vì bất ngờ với khâu sản xuất, có rất ít công nhân và máy móc làm tự động. Từng gói mì rất đều, nếu có khâu nào sai sót thì máy móc sẽ tự phát hiện và loại ra"- em Ngọc Trí (học sinh lớp 7) bộc bạch.
Thầy Nguyễn Minh Thượng - giáo viên Trường THCS Kim Đồng, quận 5, TP.HCM - cho biết, học lý thuyết đa phần sẽ khô khan nên những chuyến đi thực tế này giúp các em hứng thú và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
"Tôi cũng là lần đầu đến nhà máy, tâm lý chung của tôi và học sinh khi ăn 1 gói mì đều đặt câu hỏi "Gói mì này làm ra như thế nào?" nên qua chuyến đi và được tận mắt nhìn thấy quy trình thì tôi dễ giáo dục cho học sinh.
Nhiều gia đình phụ huynh hạn chế các con ăn mì vì sợ chiên qua dầu rất nhiều lần, nay biết được màu của mì từ bột nghệ nên an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm" - thầy Thượng nói.
Em Ngọc Trí (bên phải) cùng bạn tìm hiểu nguyên vật liệu làm ra mì gói - Ảnh:PHƯƠNG QUYÊN
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Thông qua những chuyến đi thực tế, các cô cậu học trò được nhìn thấy và lắng nghe. Chính điều đó thúc đẩy sự tò mò của học sinh, giúp các em tự tin trao đổi và giơ tay trả lời những câu hỏi nằm trong kiến thức của các em.
Em Nguyễn Gia Hân (học sinh lớp 7) cho biết em là một trong ba bạn đại diện được đi học tập trải nghiệm thực tế.
"Đây là lần đầu em được đi tham quan thực tế, em rất vinh dự được đến học tập tại nhà máy có quy mô lớn. Em biết thêm những quy trình sản xuất mì, nhận biết được mì nào chiên hay không.
Ngoài tham quan và học tập, các em học sinh còn được thưởng thức sản phẩm mìmới và nhận quà tặng - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
Ngoài ra, em còn được làm việc nhóm chung những bạn các lớp, cùng thảo luận để đưa ra câu trả lời đúng. Có nhiều bạn mong muốn em đi xong sẽ về chia sẻ lại hành trình này để các bạn chung lớp biết. Em mong có thêm những chuyến tham quan tương tự để chúng em học hỏi nhiều hơn" - Hân nói.
Thầy Đào Đại Dương - giáo viên Trường THCS Kim Đồng, quận 5, TP.HCM - chia sẻ: "Đây là chuyến đi thực tế đầu tiên của học sinh trong năm học mới, các em rất vui và hào hứng.
Quy trình sản xuất mì thu nhỏ kỳ công được học sinh đặc biệt quan tâm - Ảnh:PHƯƠNG QUYÊN
Mỗi lớp chỉ đại diện vài em đi, nên ban đầu các em còn ngại ngùng, chưa giao lưu nhiều. Nhưng khi đến đây và được tiếp xúc, chơi trò chơi nên các em cởi mở và hòa đồng hơn".
Đăng thảo luận