Liên quan tới vụ Vạn Thịnh Phát, đại diện Ngân hàng SCB đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho 6 bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo của ngân hàng này.

Chiều nay (27/9), phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi, làm rõ các vật chứng, tài sản, đồ vật thu giữ của các bị cáo và các quyền tài sản những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Trình bày về việc giới thiệu khách hàng mua trái phiếu, đại diện Ngân hàng SCB cho hay, giữa SCB và Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) có hợp đồng thỏa thuận về nội dung SCB sẽ giới thiệu khách hàng có nhu cầu đầu tư trái phiếu cho TVSI. Theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước thì SCB được thực hiện công việc này. 

“Nhiệm vụ của SCB là giới thiệu khách hàng có nhu cầu đầu tư, không chèo kéo, thuyết phục khách hàng chuyển sang trái phiếu thay vì dịch vụ khác của SCB. Khi khách hàng đầu tư, SCB không thu phí trái chủ, mà phí giới thiệu sẽ do TVSI trả cho SCB ngay từ đầu khi các bên ký hợp đồng”, đại diện SCB trình bày. 

Ngoài ra, phía Ngân hàng SCB cũng đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho 6 bị cáo gồm: Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc), Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT), Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng giám đốc), Trần Thị Thúy Ái (cựu kiểm soát viên ngân quỹ kiêm thủ kho), Thái Thị Thanh Thảo (cựu Giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale SCB chi nhánh Sài Gòn) vì trong quá trình công tác có nhiều thành tích.

Ngân hàng SCB xin giảm án cho 6 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát  第1张 Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: TC

Trình bày tại tòa, vợ ông Nguyễn Tiến Thành (cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt - hiện đã chết) xin được giải toả kê biên tài sản đứng tên chồng mình. Vợ ông Thành vừa khóc vừa trình bày, sau khi chồng chết, gia đình gặp nhiều khó khăn vì nhiều tài sản của vợ chồng bà và cha mẹ chồng bị ngăn chặn giao dịch. Vì vậy, bà mong tòa xem xét, giải toả các ngăn chặn này, tạo điều kiện cho bà có kinh tế lo cho các con.

Đối với những yêu cầu của vợ ông Thành, chủ toạ cho biết bà có thể nộp thêm tài liệu chứng minh những điều đã trình bày để toà xem xét.

Ngân hàng SCB xin giảm án cho 6 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát  第2张 Các bị cáo tại tòa. Ảnh: VH

Trường hợp khác là em trai bà Trương Mỹ Lan - ông Trương Mễ đang bị bệnh phải ra nước ngoài điều trị nên ủy quyền cho người đại diện tới tòa. Theo trình bày của người này, ông Mễ không tham gia vào hoạt động liên quan đến hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát và mong muốn được giải tỏa kê biên sổ tiết kiệm 10 tỷ đồng đã bị thu giữ. Dù vậy, người đại diện không biết nguồn gốc số tiền từ đâu.

Trước trình bày này, HĐXX thông báo sẽ tạo điều kiện để ông Mễ bổ sung tài liệu, chứng minh.

Trước đó, bị cáo Bùi Văn Dũng (tài xế của bà Trương Mỹ Lan) cũng đề nghị HĐXX xem xét cho xin lại số tiền hơn 10 tỷ đồng trong các tài khoản và sổ tiết kiệm đang bị phong tỏa. Theo bị cáo, số tiền này bị cáo có được là do tiết kiệm và tiền kinh doanh bên ngoài.

Ngân hàng SCB xin giảm án cho 6 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát  第3张

Bà Trương Mỹ Lan xin lại 2 chiếc túi Hermes bạch tạng do tỷ phú Malaysia tặng

Tại phiên tòa, ngoài các tài sản như sổ tiết kiệm, bộ trang sức kim cương, bị cáo Trương Mỹ Lan muốn được xin lại 2 túi xách Hermes bạch tạng do một tỷ phú người Malaysia tặng. Ngân hàng SCB xin giảm án cho 6 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát  第4张

Bà Trương Mỹ Lan ‘lấp liếm’ việc vận chuyển trái phép hơn 106.000 tỷ đồng

Bà Trương Mỹ Lan cho rằng việc vận chuyển tiền tệ trái phép là do các đối tác cho mình vay và để chuyển được tiền về Việt Nam phải trải qua quá trình kiểm soát rất khắt khe từ phía cơ quan nhà nước. Ngân hàng SCB xin giảm án cho 6 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát  第5张

Bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp chuyển và nhận hàng tỷ USD như thế nào?

Bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp phối hợp với các lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng SCB lập hợp đồng khống để vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hơn 4,5 tỷ USD, tương đương hơn 106.000 tỷ đồng.