(Dân trí) - Trong đêm bão Yagi càn quét Hà Nội, những chuyến xe cấp cứu của lực lượng 115 vẫn cấp tập lăn bánh để nhiều cuộc đời được ở lại.
Những "blouse trắng" đi trong tâm bão
"Cứu với, con em bị sốt cao, co giật", người phụ nữ không giữ được bình tĩnh khi gọi về đường dây nóng của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội lúc 19h ngày 7/9.
Chỉ 3 phút sau cuộc gọi, trên bản đồ giám sát trong phòng Điều phối cấp cứu, Trung tâm Cấp cứu 115 (Hà Nội), chiếc xe tại trạm Từ Liêm "bật sáng", di chuyển.
Lực lượng 115 đảm bảo công tác cấp cứu trong mưa bão (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Ngoài trời lúc này, bão Yagi đang "quần thảo" với sức gió hơn 100km/h và cơn mưa như trút nước. Trong đêm mưa bão, chiếc xe màu trắng lao nhanh thực hiện sứ mệnh cứu người.
"Trên đường ngổn ngang cây gãy đổ, mái tôn, bảng hiệu, gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển", BS Nguyễn Huyền Linh, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội nhớ lại ca trực đêm bão về.
Hàng loạt các chướng ngại vật do bão gây ra khiến chiếc xe cấp cứu như lọt giữa một mê cung.
Từ đường Dương Đình Nghệ, xe đi vào đường Trần Kim Xuyến thì phải quay đầu vì ngập úng. Chuyển lộ trình bằng cách đi vào các đường ngõ ngách, chiếc xe lại liên tục gặp phải các cây gãy đổ chắn ngang đường.
Xe cấp cứu liên tục phải đổi lộ trình do cây gãy đổ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Xác định mất nhiều thời gian để đến đích tại đường Huỳnh Thúc Kháng, BS Linh gọi điện cho mẹ bệnh nhi hướng dẫn cách xử trí tạm thời.
"Chị hết sức giữ bình tĩnh, để cháu nằm yên một chỗ, nới lỏng quần áo và dùng thuốc hạ sốt…", nữ bác sĩ trẻ giữ liên lạc với gia đình bệnh nhân trong suốt chuyến đi, vừa để hướng dẫn xử trí các tình huống phát sinh, vừa trấn an tinh thần người nhà.
"Con em hết co giật rồi", tin vui từ phía đầu dây bên kia giúp kíp cấp cứu thở phào.
Xe cấp cứu chở kíp của BS Yến qua cầu Chương Dương trong đêm bão Yagi đổ bộ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cùng lúc này, trên cầu Chương Dương, một chiếc xe khác của lực lượng 115 đang cố gắng xuyên qua trận cuồng phong để cấp cứu một bệnh nhân ở Long Biên.
Bệnh nhân là một người đàn ông sống ở phố Ngô Gia Tự bị mảnh kính vỡ do bão đâm vào tay gây mất nhiều máu.
Xe từ trạm Long Biên bị "bao vây" vì cây đổ nên kíp của BS Phạm Thị Hải Yến từ trạm trung tâm ở Tràng Thi được cử đi "tiếp viện".
Xe qua cầu đúng vào thời điểm tâm bão Yagi tiến sát Hà Nội. Mưa tạt vào cửa kính trắng xóa gây cản trở tầm nhìn, chiếc xe lại chao đảo theo từng cơn gió giật cấp 12-13.
Người tài xế nhiều năm kinh nghiệm ghì chặt vô lăng, mắt tập trung cao độ để đưa chiếc xe vượt cầu an toàn.
"Rầm", một cây to bất ngờ đổ sập ngay khi xe vừa đến đường Nguyễn Văn Cừ.
"Cái cây đổ cách mũi xe chỉ vài mươi mét. Chúng tôi đều đứng tim, chỉ đi nhanh thêm một chút nữa thì…", BS Yến nhớ lại khoảnh khắc nguy hiểm.
Nhiều năm trong nghề, theo BS Yến, chưa bao giờ chứng kiến một trận bão có sức tàn phá khủng khiếp đến như vậy.
Đây là chuyến xe cấp cứu thứ ba của kíp BS Yến trong giai đoạn cao điểm mưa bão.
Chỉ 30 phút trước, nữ bác sĩ cùng các đồng nghiệp đã cấp cứu thành công một người đàn ông hơn 70 tuổi.
BS Phạm Thị Hải Yến (Ngồi giữa) đã có nhiều năm công tác tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội (Ảnh: Mạnh Quân).
"Bệnh nhân ở phố Nguyễn Cao có tiền sử phổi tắc nghẽn mãn tính bị lên cơn khó thở do đợt cấp của bệnh. Mặc dù quãng đường từ trạm đến nhà bệnh nhân chỉ khoảng 3km nhưng chúng tôi phải mất 15-20 phút di chuyển vì mưa bão.
Xe đi theo hướng Lý Thường Kiệt gặp cây đổ phải vòng lên Trần Hưng Đạo nhưng tiếp tục bị chặn bởi thân cây. Chúng tôi chuyển hướng qua Lò Đúc nhưng vẫn mắc kẹt. May mắn cung đường sau đó dù cây nằm la liệt nhưng vẫn còn một lối thoát nhỏ có thể lách qua.
Sau khi đưa được bệnh nhân lên xe, gian nan vẫn chưa hết khi chúng tôi phải đổi 4 lộ trình mới đến được bệnh viện. May mắn là ông được cấp cứu kịp thời nên đã qua giai đoạn nguy hiểm", BS Yến thuật lại.
Khoảnh khắc ép tim nghẹt thở trong cabin chao đảo
21h, con ngõ nhỏ sâu hun hút ở đường Láng Hạ vang lên tiếng bánh xe lọc cọc cùng những bước chân gấp gáp.
Trời mưa bão ảnh hưởng lớn đến công tác cấp cứu bệnh nhân (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trong bộ đồng phục màu xanh của lực lượng 115, 2 nhân viên y tế nhanh chóng đẩy chiếc cáng cứu thương hướng về phía xe cấp cứu đang bị chặn lại cách đó 500m vì một thân cây gãy.
Vừa di chuyển, BS Nguyễn Huyền Linh vừa bóp bóng hỗ trợ hô hấp cho người đàn ông 95 tuổi đang lụi dần đi vì khó thở trên cáng.
Người đồng nghiệp của chị hỗ trợ đẩy cáng và chắn màn mưa dày đặc đang tạt mạnh vào theo cơn gió dữ.
Cáng được đẩy vào khoang sau, chiếc xe trắng nhanh chóng hú còi lăn bánh.
Nam tài xế đánh lái liên tục, để len vào những khoảng trống hiếm hoi giữa các chướng ngại vật nằm dày đặc trên đường.
Xe di chuyển được 10 phút, tim bệnh nhân bất ngờ ngừng đập, "báo động đỏ" cấp cứu ngừng tuần hoàn được kích hoạt.
Ở phía sau, mặc cho những nhịp tròng trành, BS Linh và đồng đội thay nhau ép tim cho bệnh nhân với hơn 100 nhịp/phút.
"Ép tim ngoài lồng ngực trên địa hình bằng phẳng vốn đã khó khăn, thì ở trên xe liên tục rung lắc và phanh gấp vì mưa bão, việc giữ đúng tư thế, cấp cứu chính xác lại là thử thách lớn hơn rất nhiều", BS Linh phân tích.
Bầu không khí căng như dây đàn, 2 "blouse trắng" vừa ép tim vừa trông chờ phép màu.
"Có mạch rồi", nữ bác sĩ hô lớn.
Sau 5 phút liên tục ép tim, nam bệnh nhân có mạch trở lại, cũng vừa kịp lúc xe đến Bệnh viện Giao thông vận tải. Trong khoang xe nhuốm màu thời gian, một cuộc đời được giữ lại.
Trong 5 tiếng cao điểm mưa bão tối 7/9, kíp cấp cứu của BS Linh đã thực hiện tổng cộng 5 chuyến cấp cứu ngoại viện thành công.
Hơn 100 chuyến xe cứu mạng người giữa mưa bão
Hoàn thành chuyến xe cấp cứu cho người đàn ông ở Láng Hạ lúc đồng hồ điểm 21h30, BS Linh tranh thủ gọi về gia đình để kiểm tra tình hình.
Nữ bác sĩ cùng chồng và con nhỏ một tuổi sống ở tầng 5 của một căn tập thể cũ trên phố Nghĩa Tân. Căn hộ sau hàng chục năm tồn tại đã xuống cấp nhiều, trở nên "mong manh" trước cơn bão.
Hơn 100 chuyến xe cấp cứu được Trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện ngày bão Yagi đổ bộ (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Trong giai đoạn Yagi càn quét Thủ đô dữ dội nhất, khu tập thể bị mất điện, mất sóng điện thoại. Nữ bác sĩ lòng như lửa đốt khi không thể liên lạc về nhà.
Tin báo "bình an" từ chồng trong cuộc gọi lúc đêm muộn giúp cô trút bỏ được gánh nặng.
"Nhà tôi bị hắt nước mưa vào nhiều. Ông xã phải ru con ngủ mới tranh thủ lau dọn được. May mắn là không có thiệt hại gì", BS Linh chia sẻ.
Nhớ về ca trực trong đêm mưa bão, nữ bác sĩ trẻ vẫn không khỏi rùng mình trước sự phẫn nộ của thiên nhiên.
"Sợ chứ, đi trong mưa bão nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng, giữa cơn bão mình gần như là hy vọng duy nhất của bệnh nhân", BS Linh nói.
Theo thống kê, trong ngày bão về, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đáp ứng 112/112 lượt yêu cầu cấp cứu, phục vụ 83 bệnh nhân cấp cứu, vận chuyển 15 bệnh nhân tới viện.
"Bất kể trời mưa bão, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội vẫn đảm bảo ứng trực để thực hiện nhiệm vụ như ngày thường. Chúng tôi luôn nhanh chóng tiếp nhận thông tin, điều động chính xác, bình tĩnh xử trí và phải nhanh, rất nhanh", BSCKI Trần Anh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội chia sẻ.
Theo Sở Y tế Hà Nội, các cơ sở y tế trên địa bàn đã tổ chức thường trực khám, chữa bệnh 24/24 giờ trước, trong và sau bão, có đầy đủ thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh, cán bộ y tế.
Tính đến sáng 8/9, toàn ngành đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp (tai nạn giao thông 54 trường hợp, tai nạn lao động 10 trường hợp, tai nạn sinh hoạt 92 trường hợp…).
Yagi là cơn bão có rất nhiều kỷ lục đã được ghi nhận lại như: Cơn bão có sức gió mạnh nhất thế giới (ghi nhận đến thời điểm hiện nay) trong năm 2024; cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Biển Đông trong vòng 30 năm qua; cơn bão có cấp độ tăng cấp nhanh nhất trong lịch sử các cơn bão tại Việt Nam (trong 8 tiếng đã tăng 4 cấp, từ cấp 12 lên cấp 16); cơn bão có thời gian hoành hành trên đất liền Việt Nam lâu nhất từ trước đến nay.
Sức khỏeNghẹt thở ép tim trong cabin chao đảo của xe 115 xuyên tâm bão Yagi
(Dân trí) - Trong đêm bão Yagi càn quét Hà Nội, những chuyến xe cấp cứu của lực lượng 115 vẫn cấp tập lăn bánh để nhiều cuộc đời được ở lại.
Những "blouse trắng" đi trong tâm bão
"Cứu với, con em bị sốt cao, co giật", người phụ nữ không giữ được bình tĩnh khi gọi về đường dây nóng của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội lúc 19h ngày 7/9.
Chỉ 3 phút sau cuộc gọi, trên bản đồ giám sát trong phòng Điều phối cấp cứu, Trung tâm Cấp cứu 115 (Hà Nội), chiếc xe tại trạm Từ Liêm "bật sáng", di chuyển.
Lực lượng 115 đảm bảo công tác cấp cứu trong mưa bão (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Ngoài trời lúc này, bão Yagi đang "quần thảo" với sức gió hơn 100km/h và cơn mưa như trút nước. Trong đêm mưa bão, chiếc xe màu trắng lao nhanh thực hiện sứ mệnh cứu người.
"Trên đường ngổn ngang cây gãy đổ, mái tôn, bảng hiệu, gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển", BS Nguyễn Huyền Linh, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội nhớ lại ca trực đêm bão về.
Hàng loạt các chướng ngại vật do bão gây ra khiến chiếc xe cấp cứu như lọt giữa một mê cung.
Từ đường Dương Đình Nghệ, xe đi vào đường Trần Kim Xuyến thì phải quay đầu vì ngập úng. Chuyển lộ trình bằng cách đi vào các đường ngõ ngách, chiếc xe lại liên tục gặp phải các cây gãy đổ chắn ngang đường.
Xe cấp cứu liên tục phải đổi lộ trình do cây gãy đổ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Xác định mất nhiều thời gian để đến đích tại đường Huỳnh Thúc Kháng, BS Linh gọi điện cho mẹ bệnh nhi hướng dẫn cách xử trí tạm thời.
"Chị hết sức giữ bình tĩnh, để cháu nằm yên một chỗ, nới lỏng quần áo và dùng thuốc hạ sốt…", nữ bác sĩ trẻ giữ liên lạc với gia đình bệnh nhân trong suốt chuyến đi, vừa để hướng dẫn xử trí các tình huống phát sinh, vừa trấn an tinh thần người nhà.
"Con em hết co giật rồi", tin vui từ phía đầu dây bên kia giúp kíp cấp cứu thở phào.
Xe cấp cứu chở kíp của BS Yến qua cầu Chương Dương trong đêm bão Yagi đổ bộ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cùng lúc này, trên cầu Chương Dương, một chiếc xe khác của lực lượng 115 đang cố gắng xuyên qua trận cuồng phong để cấp cứu một bệnh nhân ở Long Biên.
Bệnh nhân là một người đàn ông sống ở phố Ngô Gia Tự bị mảnh kính vỡ do bão đâm vào tay gây mất nhiều máu.
Xe từ trạm Long Biên bị "bao vây" vì cây đổ nên kíp của BS Phạm Thị Hải Yến từ trạm trung tâm ở Tràng Thi được cử đi "tiếp viện".
Xe qua cầu đúng vào thời điểm tâm bão Yagi tiến sát Hà Nội. Mưa tạt vào cửa kính trắng xóa gây cản trở tầm nhìn, chiếc xe lại chao đảo theo từng cơn gió giật cấp 12-13.
Người tài xế nhiều năm kinh nghiệm ghì chặt vô lăng, mắt tập trung cao độ để đưa chiếc xe vượt cầu an toàn.
"Rầm", một cây to bất ngờ đổ sập ngay khi xe vừa đến đường Nguyễn Văn Cừ.
"Cái cây đổ cách mũi xe chỉ vài mươi mét. Chúng tôi đều đứng tim, chỉ đi nhanh thêm một chút nữa thì…", BS Yến nhớ lại khoảnh khắc nguy hiểm.
Nhiều năm trong nghề, theo BS Yến, chưa bao giờ chứng kiến một trận bão có sức tàn phá khủng khiếp đến như vậy.
Đây là chuyến xe cấp cứu thứ ba của kíp BS Yến trong giai đoạn cao điểm mưa bão.
Chỉ 30 phút trước, nữ bác sĩ cùng các đồng nghiệp đã cấp cứu thành công một người đàn ông hơn 70 tuổi.
BS Phạm Thị Hải Yến (Ngồi giữa) đã có nhiều năm công tác tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội (Ảnh: Mạnh Quân).
"Bệnh nhân ở phố Nguyễn Cao có tiền sử phổi tắc nghẽn mãn tính bị lên cơn khó thở do đợt cấp của bệnh. Mặc dù quãng đường từ trạm đến nhà bệnh nhân chỉ khoảng 3km nhưng chúng tôi phải mất 15-20 phút di chuyển vì mưa bão.
Xe đi theo hướng Lý Thường Kiệt gặp cây đổ phải vòng lên Trần Hưng Đạo nhưng tiếp tục bị chặn bởi thân cây. Chúng tôi chuyển hướng qua Lò Đúc nhưng vẫn mắc kẹt. May mắn cung đường sau đó dù cây nằm la liệt nhưng vẫn còn một lối thoát nhỏ có thể lách qua.
Sau khi đưa được bệnh nhân lên xe, gian nan vẫn chưa hết khi chúng tôi phải đổi 4 lộ trình mới đến được bệnh viện. May mắn là ông được cấp cứu kịp thời nên đã qua giai đoạn nguy hiểm", BS Yến thuật lại.
Khoảnh khắc ép tim nghẹt thở trong cabin chao đảo
21h, con ngõ nhỏ sâu hun hút ở đường Láng Hạ vang lên tiếng bánh xe lọc cọc cùng những bước chân gấp gáp.
Trời mưa bão ảnh hưởng lớn đến công tác cấp cứu bệnh nhân (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trong bộ đồng phục màu xanh của lực lượng 115, 2 nhân viên y tế nhanh chóng đẩy chiếc cáng cứu thương hướng về phía xe cấp cứu đang bị chặn lại cách đó 500m vì một thân cây gãy.
Vừa di chuyển, BS Nguyễn Huyền Linh vừa bóp bóng hỗ trợ hô hấp cho người đàn ông 95 tuổi đang lụi dần đi vì khó thở trên cáng.
Người đồng nghiệp của chị hỗ trợ đẩy cáng và chắn màn mưa dày đặc đang tạt mạnh vào theo cơn gió dữ.
Cáng được đẩy vào khoang sau, chiếc xe trắng nhanh chóng hú còi lăn bánh.
Nam tài xế đánh lái liên tục, để len vào những khoảng trống hiếm hoi giữa các chướng ngại vật nằm dày đặc trên đường.
Xe di chuyển được 10 phút, tim bệnh nhân bất ngờ ngừng đập, "báo động đỏ" cấp cứu ngừng tuần hoàn được kích hoạt.
Ở phía sau, mặc cho những nhịp tròng trành, BS Linh và đồng đội thay nhau ép tim cho bệnh nhân với hơn 100 nhịp/phút.
"Ép tim ngoài lồng ngực trên địa hình bằng phẳng vốn đã khó khăn, thì ở trên xe liên tục rung lắc và phanh gấp vì mưa bão, việc giữ đúng tư thế, cấp cứu chính xác lại là thử thách lớn hơn rất nhiều", BS Linh phân tích.
Bầu không khí căng như dây đàn, 2 "blouse trắng" vừa ép tim vừa trông chờ phép màu.
"Có mạch rồi", nữ bác sĩ hô lớn.
Sau 5 phút liên tục ép tim, nam bệnh nhân có mạch trở lại, cũng vừa kịp lúc xe đến Bệnh viện Giao thông vận tải. Trong khoang xe nhuốm màu thời gian, một cuộc đời được giữ lại.
Trong 5 tiếng cao điểm mưa bão tối 7/9, kíp cấp cứu của BS Linh đã thực hiện tổng cộng 5 chuyến cấp cứu ngoại viện thành công.
Hơn 100 chuyến xe cứu mạng người giữa mưa bão
Hoàn thành chuyến xe cấp cứu cho người đàn ông ở Láng Hạ lúc đồng hồ điểm 21h30, BS Linh tranh thủ gọi về gia đình để kiểm tra tình hình.
Nữ bác sĩ cùng chồng và con nhỏ một tuổi sống ở tầng 5 của một căn tập thể cũ trên phố Nghĩa Tân. Căn hộ sau hàng chục năm tồn tại đã xuống cấp nhiều, trở nên "mong manh" trước cơn bão.
Hơn 100 chuyến xe cấp cứu được Trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện ngày bão Yagi đổ bộ (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Trong giai đoạn Yagi càn quét Thủ đô dữ dội nhất, khu tập thể bị mất điện, mất sóng điện thoại. Nữ bác sĩ lòng như lửa đốt khi không thể liên lạc về nhà.
Tin báo "bình an" từ chồng trong cuộc gọi lúc đêm muộn giúp cô trút bỏ được gánh nặng.
"Nhà tôi bị hắt nước mưa vào nhiều. Ông xã phải ru con ngủ mới tranh thủ lau dọn được. May mắn là không có thiệt hại gì", BS Linh chia sẻ.
Nhớ về ca trực trong đêm mưa bão, nữ bác sĩ trẻ vẫn không khỏi rùng mình trước sự phẫn nộ của thiên nhiên.
"Sợ chứ, đi trong mưa bão nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng, giữa cơn bão mình gần như là hy vọng duy nhất của bệnh nhân", BS Linh nói.
Theo thống kê, trong ngày bão về, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đáp ứng 112/112 lượt yêu cầu cấp cứu, phục vụ 83 bệnh nhân cấp cứu, vận chuyển 15 bệnh nhân tới viện.
"Bất kể trời mưa bão, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội vẫn đảm bảo ứng trực để thực hiện nhiệm vụ như ngày thường. Chúng tôi luôn nhanh chóng tiếp nhận thông tin, điều động chính xác, bình tĩnh xử trí và phải nhanh, rất nhanh", BSCKI Trần Anh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội chia sẻ.
Theo Sở Y tế Hà Nội, các cơ sở y tế trên địa bàn đã tổ chức thường trực khám, chữa bệnh 24/24 giờ trước, trong và sau bão, có đầy đủ thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh, cán bộ y tế.
Tính đến sáng 8/9, toàn ngành đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp (tai nạn giao thông 54 trường hợp, tai nạn lao động 10 trường hợp, tai nạn sinh hoạt 92 trường hợp…).
Yagi là cơn bão có rất nhiều kỷ lục đã được ghi nhận lại như: Cơn bão có sức gió mạnh nhất thế giới (ghi nhận đến thời điểm hiện nay) trong năm 2024; cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Biển Đông trong vòng 30 năm qua; cơn bão có cấp độ tăng cấp nhanh nhất trong lịch sử các cơn bão tại Việt Nam (trong 8 tiếng đã tăng 4 cấp, từ cấp 12 lên cấp 16); cơn bão có thời gian hoành hành trên đất liền Việt Nam lâu nhất từ trước đến nay.
Đăng thảo luận