Người ta bảo Tết Trung thu là Tết của trẻ con, nhưng chị Phạm Thị Bích Hạnh nhất định tin rằng Tết Trung thu là Tết của gia đình. Những ký ức trung thu thơ bé của chị đều là những ký ức ngọt ngào nhất về ông bà, cha mẹ.
Chị Phạm Thị Bích Hạnh cùng chồng và ba con quây quần trong một Tết Trung thu - Ảnh: NVCC
Quá yêu những ký ức Trung thu thơ bé bên gia đình, những Trung thu Hà Nội thập niên 1980 với giỏ thiên nga bông tuyệt đẹp trong tay những bé gái đi trông trăng, hương chả cốm béo ngậy, ngọt bùi... khiến người phụ nữ Hà Nội này đã làm bao việc trong những năm qua để mang Trung thu xưa về lại phố.
Chị tổ chức lễ hội Trung thu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tên Thu vọng nguyệt năm 2017 để bao người Hà Nội cũ được gặp lại Trung thu thơ bé của mình và nhiều người khác biết thế nào là một mâm cỗ Trung thu truyền thống thực sự, những đồ chơi Trung thu truyền thống đã thất truyền nhiều năm...
Mấy năm qua, mùa Trung thu nào chị cũng trang hoàng những quán ăn của chị tràn ngập không khí Trung thu cổ truyền trong suốt mùa trăng.
Chiếc giỏ thiên nga bông mẹ tặng
Giỏ thiên nga bông - niềm hạnh phúc ngập tràn của những cô bé Hà Nội một thời trong đêm trông trăng - Ảnh: NVCC
Chị Hạnh yêu Trung thu, muốn giữ Trung thu truyền thống không chỉ cho gia đình mình mà còn giữ cho cả bạn bè và những ai yêu hương vị xưa cũ. Mấy năm nay, Tết Trung thu nào chị cũng tặng chị em bạn bè thân thiết nào giỏ thiên nga bông xinh đẹp, những con vật dễ thương và mâm ngũ quả bằng bột mà chị góp công đưa trở lại đời sống hôm nay.
Và không thể thiếu những cặp bánh trung thu chuẩn vị truyền thống do nghệ nhân Ánh Tuyết làm. Thiên nga bông là món đồ chơi truyền thống thuộc hàng xa xỉ mà trẻ con thế hệ 7x như chị mê tít, phải con nhà giàu mới có. Còn con giống bột chơi Trung thu thì đã mất dấu ở Hà Nội từ những năm 1980.
Năm 2017, khi làm chương trình Thu vọng nguyệt cùng các nghệ nhân và nghệ sĩ, chị Hạnh đã cất công đi tìm bằng được người nghệ nhân cuối cùng trên phố cổ Hà Nội còn làm giỏ thiên nga bông là cụ bà Vũ Thị Thanh Tâm.
Trung thu - Nét đẹp văn hóa người Việt ngày càng yêu thích và muốn gìn giữĐỌC NGAY
Lễ hội Trung thu chị làm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tri ân văn hóa truyền thống của dân tộc, tri ân những mùa trăng tuổi thơ tươi đẹp cha mẹ dành cho mình không thể thiếu giỏ thiên nga bông xinh đẹp - niềm hạnh phúc ngập tràn của những cô bé Hà Nội một thời trong đêm trông trăng.
Tuổi thơ chị Hạnh là những năm tháng Hà Nội còn nghèo khó vô vàn thời hậu chiến. Nhưng gia đình chị thuộc diện khá giả, bà và mẹ chị đều giỏi bán buôn ở chợ Đồng Xuân và Bắc Qua, đặc biệt là quán phở của bà ngoại (phở Bà Lâu) khách luôn xếp hàng dài đợi được ăn.
Nhờ thế mà cô bé Hạnh mùa trăng nào cũng được mẹ mua cho giỏ thiên nga bông trắng muốt, tinh xảo, đẹp như cổ tích.
Đêm rước đèn Trung thu, cô bé hãnh diện xách giỏ thiên nga đi giữa đám đông các bạn chơi đèn cù, đèn ông sao. Giỏ thiên nga được truyền tay các bạn gái trong xóm chơi chung. Xong đêm Trung thu, các cô bé Hà Nội sẽ giữ con thiên nga bông ấy trong phòng để chơi cả năm, đợi đến mùa trăng sau mẹ lại mua cho giỏ thiên nga mới.
Nhớ mẹ, giữ Trung thu truyền thống cho con
Tuổi thơ lứa chị Hạnh ở Hà Nội không còn biết đến con giống bột nữa mà phải thế hệ trước đó. Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết cùng tuổi với mẹ chị Hạnh, khi được gặp lại những con giống bột này ở Thu vọng nguyệt đã xúc động vô cùng vì được gặp lại ký ức tuổi thơ từ lâu đã vắng bóng.
Thuở nhỏ, mỗi mùa Trung thu lại được bố mẹ cho vài hào ra phố Hàng Mã mua những con giống bột về chơi.
Chị Hạnh và nhà nghiên cứu Trịnh Bách bên mâm cỗ Trung thu trong chương trình Thu vọng nguyệt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2017 - Ảnh: NVCC
Nhưng từ những năm 1980 thì bà Tuyết không còn nhìn thấy thứ đồ chơi quê mùa mà đầy cảm xúc này nữa, cho tới khi nghệ nhân Trịnh Bách kết hợp với nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu phục hồi nghề xưa và được chị Hạnh góp công giới thiệu rộng rãi. Nay thì nghệ nhân Đặng Văn Hậu được mời mang con giống bột đi khắp nơi, cả ngoài nước.
Mâm cỗ Trung thu với chị Hạnh cũng là thứ đầy ký ức về mẹ. Chẳng thế mà khi gặp được nghệ nhân Ánh Tuyết với món chả cốm, thử ăn miếng đầu tiên, chị Hạnh đã rưng rưng suýt khóc. Đó chính xác là hương vị món chả cốm khi xưa chị được mẹ mua cho ăn từ một bà lão bán bánh giày, bánh giò, giò chả ở ngã ba Lương Văn Can - Lãn Ông.
Bao lâu nay chị đã gắng đi tìm mà không thấy. Khi gặp lại hương vị xưa cũ, chị nghèn nghẹn như gặp lại mẹ và tuổi thơ mình. Từ đó, mỗi mùa cốm, mùa trăng chị lại thỏa thích "ăn hương vị xưa, kỷ niệm cũ" và sẻ chia niềm hạnh phúc ấy với gia đình, bạn bè và những khách hàng cũng yêu những hương vị truyền thống như chị.
Ngoài hồng, chuối, cốm, bưởi, ốc hấp lá gừng, chả cốm và cốm xanh..., những năm gần đây mâm cỗ Trung Thu ngoài ông tiến sĩ giấy, chị Hạnh còn dựng tháp bút bằng mía tím mà những bậc phụ huynh Hà Nội xưa vẫn làm cho con để gửi gắm vào đó những ước vọng học hành đỗ đạt cho con cháu.
Giữa bao nhiêu đồ chơi, đồ ăn hào nhoáng hiện đại, chị Hạnh những năm qua vẫn giữ cho con mình lẫn con người những Trung thu toàn thức quà, đồ chơi truyền thống.
Chị bảo giữ truyền thống cho các con chính là cách chị báo ân cha mẹ mình và cảm tạ những mùa trăng thơ ấu.
Đăng thảo luận
2024-12-04 18:44:13 · 来自210.47.36.22回复
2024-12-04 18:54:11 · 来自171.14.30.208回复
2024-12-04 19:04:10 · 来自210.44.204.210回复
2024-12-04 19:14:08 · 来自210.47.180.92回复
2024-12-04 19:24:09 · 来自222.75.133.16回复
2024-12-04 19:34:12 · 来自182.89.86.2回复
2024-12-04 19:44:13 · 来自171.13.244.87回复
2024-12-04 19:54:08 · 来自121.77.199.38回复
2024-12-04 20:04:10 · 来自121.77.96.70回复
2024-12-15 22:34:13 · 来自36.59.165.212回复