Máu cô đặc, suy gan... nguy kịch vì căn bệnh phổ biến này
(Dân trí) - Mắc sốt xuất huyết Dengue, bệnh nhân không chỉ sốt, xuất huyết mà còn thoát huyết tương. Từ đó có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng... đe dọa tử vong.
Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết diễn biến nặng
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, sốt xuất huyết là bệnh quá quen thuộc, nhưng sự chủ quan có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Trong khi đó, theo CDC Hà Nội, trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, thêm 17 ổ dịch. Thời tiết nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi truyền bệnh.
Một trường hợp sốt xuất huyết diễn biến nguy kịch (Ảnh: M.T).
Tại Trung tâm thời gian qua, tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng nghiêm trọng dẫn đến cô đặc máu, suy gan.
Có ca thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội, nhập viện ngày thứ 5 sau sốt, gặp tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc. Còn nam bệnh nhân 39 tuổi ở Hoài Đức nhập viện ở ngày thứ 5 sau sốt trong tình trạng nặng, cô đặc máu, da lạnh ẩm, mạch nhanh.
"Các bệnh nhân trên tuy nhập viện trong tình trạng nặng nhưng đáp ứng điều trị tốt. Còn ca bệnh 62 tuổi ở Đan Phượng, Hà Nội thì rất nghiêm trọng.
Bệnh nhân vào viện sau gần 1 tuần xuất hiện sốt cao từng cơn, mệt mỏi, đau mỏi người, ăn kém. Sau 1 ngày nhập viện, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu, tiểu cầu giảm mạnh, men gan tăng cao, suy gan.
Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục và điều trị thêm kháng sinh", PGS Cường thông tin.
Nguy cơ tử vong từ căn bệnh tưởng đơn giản
PGS Cường cho biết, sốt xuất huyết gặp ở cả trẻ em và người lớn, xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa, do 4 túyp virus gây ra.
Sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn:
Giai đoạn sốt:
PGS Cường cho biết, ở giai đoạn này bệnh nhân có triệu chứng như: Sốt cao đột ngột, liên tục; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; da xung huyết; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
Bệnh nhân cũng thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này lại được đánh giá là an toàn nhất, dù các triệu chứng khá rầm rộ, khiến bệnh nhân lo lắng.
Giai đoạn nguy hiểm:
Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường đã giảm sốt, hoặc còn sốt. Tuy nhiên, đây là giai đoạn rất nguy hiểm, thường rơi vào ngày thứ 3-7 của bệnh.
Người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan và nôn ói.
Ở giai đoạn này, nguy cơ thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ) cũng tăng lên.
Bệnh nhân có thể bị tràn dịch màng phổi, mô kẽ (có thể gây suy hô hấp), màng bụng, phù nề mi mắt.
Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt huyết áp, không đo được huyết áp, mạch không bắt được, da lạnh, nổi vân tím (sốc nặng), tiểu ít.
Trong giai đoạn 3-7 ngày của bệnh, bệnh nhân cũng có thể bị xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím.
Giai đoạn 3-7 ngày của bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện xuất huyết rải rác (Ảnh: M.T).
Bệnh nhân xuất huyết niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài (tiêu) phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu.
Trong trường hợp xuất huyết nặng, bệnh nhân bị chảy máu mũi nặng (cần nhét bấc hoặc gạc cầm máu), xuất huyết âm đạo nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng (phổi, não, gan, lách, thận)... rất nguy hiểm.
Tình trạng này thường kèm theo sốc, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng như tổn thương gan nặng/suy gan, thận, tim, phổi, não, rối loạn tri giác, suy chức năng các cơ quan khác. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh có hoặc không có sốc do thoát huyết tương.
Giai đoạn hồi phục:
Giai đoạn này thường từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10. Bệnh nhân giảm sốt, hết sốt, tiểu cầu tăng dần trở lại, tiểu nhiều, cảm giác ăn ngon miệng trở lại.
"Vì thế, việc theo dõi các dấu hiệu khi sốt xuất huyết rất quan trọng. Nếu bỗng nhiên có những dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, đau mỏi người, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm và đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng.
Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán và có phác đồ điều trị sớm, tránh tự ý dùng thuốc và truyền dịch tại nhà. Trong thời gian điều trị, nhất là ở giai đoạn 3-7 ngày, cần theo dõi chặt, kịp thời phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, đến viện sớm", PGS Cường khuyến cáo.
PGS Cường thông tin thêm, khi mới sốt, nghi ngờ hoặc bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể uống thuốc Paracetamol để hạ sốt và làm dịu cơn đau. Tuyệt đối không uống Aspirin hoặc Ibuprofen vì hai thuốc này có thể tăng nguy cơ xuất huyết. Bên cạnh đó cần nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước, nhất là nước dừa, oresol, nước trái cây...
Để phòng sốt xuất huyết hãy diệt trừ muỗi. Ngoài việc phun thuốc muỗi, có thể sử dụng các thiết bị đuổi, bắt muỗi, lắp đặt lưới chắn muỗi và dùng màn khi ngủ, xịt chống muỗi, côn trùng...
Đăng thảo luận
2024-10-13 09:23:58 · 来自121.77.155.90回复
2024-10-13 09:33:54 · 来自182.88.34.225回复
2024-10-13 09:43:55 · 来自61.235.162.179回复
2024-10-13 09:53:56 · 来自123.235.74.182回复
2024-10-13 10:04:00 · 来自121.77.226.123回复
2024-10-13 10:13:54 · 来自61.232.7.119回复
2024-10-13 10:23:55 · 来自210.29.201.110回复
2024-10-13 10:33:59 · 来自61.232.230.30回复
2024-10-13 10:43:58 · 来自61.235.51.188回复
2024-10-13 10:53:56 · 来自210.30.232.240回复
2024-10-13 11:13:57 · 来自222.69.202.212回复
2024-10-13 11:23:55 · 来自139.204.235.6回复