Việt Nam có khoảng 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhưng đến nay, mới có khoảng 300 doanh nghiệp là vệ tinh cho các Tập đoàn FDI. Số các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn thấp so với kỳ vọng.
Ngành công nghiệp hỗ trợ đã có nhiều chuyển biến về trình độ sản xuất, năng lực cạnh tranh nhưngvẫn còn đó nhiều thách thức lớn như về quy mô, kinh nghiệm, năng lực, thị phần, thương hiệu… của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh và khủng hoảng, chuỗi cung ứng toàn cầu có sự đứt gãy và thay đổi lớn. Nhiều tập đoàn FDI đã chuyển hướng, di chuyển sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam.
Điều này đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên để công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh mẽ hơn, thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của các Tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của doanh nghiệp trong nước, qua đó, tham gia sâu và bền vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, bài toán tăng năng lực sản xuất là yếu tố cốt lõi.
áo VietNamNet tổ chức tọa đàm với chủ đề “Gia nhập chuỗi sản xuất toàn cầu: Lối đi nào cho doanh nghiệp Việt Nam?” với mong muốn thảo luận về các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chương trình có 3 khách mời:
- Ông Phạm Minh Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
- Ông Lê Thanh Thủy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chính xác TCI
- Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Công ty Công nghiệp JK Việt Nam
Theo dõi toàn bộ chương trình tọa đàm tại video sau:
Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:
Ông Lê Thanh Thủy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chính xác TCI Ông Phạm Minh Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Công ty Công nghiệp JK Việt NamVietNamNet
100 doanh nghiệp Hà Nội "học" cách đáp ứng yêu cầu chuỗi sản xuất toàn cầuHội nghị Tập huấn áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất vừa được tổ chức cho hơn 100 doanh nghiệp CNHT của Hà Nội vào sáng 30/9.
Đăng thảo luận