Là quốc gia thứ 3 sau Indonesia và Nam Phi ký kết thực hiện JETP, nhưng đến nay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên công bố Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai JETP.
Tại Hội nghị COP28 diễn ra vào đầu tháng 12/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP giữa Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG).
Sự kiện đánh dấu tròn 1 năm Việt Nam và Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) thông qua Tuyên bố JETP vào tháng 12/2022.
Là quốc gia thứ 3 sau Indonesia và Nam Phi ký kết thực hiện JETP, nhưng đến nay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên công bố Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai JETP. Kế hoạch đề ra danh mục các dự án cụ thể để huy động tài chính từ các đối tác IPG, Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ) và các nhà tài trợ khác. Điều này chứng minh, Việt Nam đã sẵn sàng và sẽ tạo điều kiện tốt nhất để tiếp nhận các nguồn lực thực hiện CĐNL công bằng.
Đây được xem là bước đi tiên quyết, quan trọng để khơi thông nguồn tài chính từ JETP và chuyển hóa thành các dự án mang tính đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi năng lượng (CĐNL) công bằng của Việt Nam. Nó là một cái điển hình để cho các nước noi theo.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hàng triệu nông dân sẽ được hưởng lợiTheo ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Biến đổi khí hậu, môi trường và năng lượng của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP), kế hoạch huy động nguồn lực này là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể hiện thực hóa, thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số nền kinh tế như Chính phủ đã quyết tâm theo đuổi. Có thể nói, một điểm nổi bật trong kế hoạch huy động nguồn lực này là nó thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Bên cạnh đó, kế hoạch huy động nguồn lực này cũng tạo điều kiện để chúng ta có thể củng cố về mặt thể chế, pháp lý để tạo nền tảng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút các nguồn đầu tư chất lượng hơn vào lĩnh vực kinh tế xanh. Kế hoạch này cũng giúp cho Việt Nam có thể đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước để chuyển giao công nghệ trong công nghệ.
Kế hoạch cũng đảm bảo phát triển kinh tế địa phương, giúp người dân địa phương được hưởng lợi từ chuyển dịch năng lượng, không ảnh hưởng đến sinh kế. Kế hoạch cần có sự tham gia của tất cả các bên, nhất là những người bị ảnh hưởng để có thể nêu nguyện vọng và đóng góp vào các chính sách chuyển đổi và hỗ trợ chuyển đổi.
Mặt khác, công bằng còn thể hiện qua việc thực thi các chính sách xã hội, chính sách chuyển đổi nghề, nhất là đối với nhóm công nhân, người lao động đang làm việc ở các lĩnh vực năng lượng như là các mỏ than hay là các nhà máy điện than, giúp họ có các kĩ năng mới để có thể chuyển đổi được sang các ngành kinh tế mới.
Ông Đào Xuân Lai cũng cho rằng, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng tại COP28 nhưng để tiến tới mục tiêu Net Zero, có nhiều thách thức phải vượt qua.
Sau hai năm triển khai cam kết của Thủ tướng Việt Nam tại COP26, Việt Nam đã đưa ra các mục tiêu cụ thể và tham vọng hơn trong bản cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 2022), cũng như chiến lược phát triển carbon thấp dài hạn là Chiến lược Quốc gia về biến đối khí hậu đến năm 2050, đảm bảo đạt phát thải ròng bằng "0".
Chính phủ cũng đã đưa ra các kế hoạch hành động và quy hoạch của các ngành, như kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất đến năm 2030, nhằm quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên, không làm mất rừng và suy thoái đất; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030, nhằm giảm phát thải khí metan từ các lĩnh vực quan trọng như quản lý chất thải rắn, chăn nuôi, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và trồng trọt; Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông và gần đây là Quy hoạch phát triển điện 8 (còn gọi là PDP8) và Quy hoạch Phát triển năng lượng tổng thể Quốc gia
Đặc biệt, vào tháng 12 năm 2022, Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới thông qua Đối tác Chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) với các nước G7, EU, Đan Mạch và Na Uy (Nhóm đối tác IPG). Đây là điều mang tính bước ngoặt.
Tuy nhiên, để thực hiện thành công cam kết phát thải ròng bằng "0", đồng thời đạt được mục tiêu trở thành một nước thu nhập trung bình cao vào năm 2045, Việt Nam còn rất nhiều thách thức.
Thứ nhất, các thách thức phát triển cần giải quyết. Việt Nam vẫn còn là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, cần tránh được bẫy của nước có thu nhập trung bình. Việt Nam vẫn còn thách thức giảm nghèo ở một số khu vực, nền kinh tế còn dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, nhân lực có trình độ chưa cao và cần đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng, nền kinh tế còn ở quy mô chưa lớn song lại có độ mở rất lớn với thị trường quốc tế, cần tập trung tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ hai, thách thức về vốn đầu tư. Đạt mức phát thải ròng bằng "0" đòi hỏi chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế, theo hướng xanh, tuần hoàn và ít phát thải carbon, đòi hỏi đầu tư rất lớn. Chỉ riêng đầu tư cần thiết cho riêng việc phát triển ngành điện của Việt Nam đến năm 2030 là 134,5 tỷ USD. Như thế, 15,5 tỷ USD được Nhóm đối tác IPG và Glasgow Financial Alliance for Net Zero (GFANZ) cam kết huy động cho Chuyển dịch Năng lương Công bằng (JETP) ở Việt Nam chỉ đóng góp "một phần nhỏ" trong tổng nguồn vốn tài chính cần cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam.
Thứ ba, thách thức về công nghệ: Việt Nam cần đầu tư mạnh vào nghiên cứu và triển khai (R&D), đồng thời thúc đẩy hợp tác để chuyển giao công nghệ. Chuyển đổi năng lượng công bằng cần có được công nghệ xanh, các công nghệ mới tiên tiến liên quan đến các lĩnh vực như điện gió ngoài khơi; pin mặt trời; pin; thu giữ carbon, sử dụng và lưu trữ carbon.
Thứ tư, nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực Việt nam vẫn còn thiếu các nhà quản trị cấp cao, kỹ sư cao cấp cho các ngành kinh tế mới, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số. Riêng cho chuyển dịch năng lượng, nguồn nhân lực làm việc tại mỏ than, nhà máy điện than và các ngành liên quan cần được đào tạo lại, nâng cao kỹ năng…. để họ đáp ứng được các kỹ năng mới về việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và chuỗi cung ứng một cách bền vững.
6 nhóm dự án ưu tiên sớm triển khai thực hiện từ nay đến năm 2025:
- Nhóm dự án truyền tải lưới điện, bao gồm hỗ trợ phát triển lưới điện và đầu tư lưới điện truyền tải.
- Nhóm dự án pin lưu trữ và nhà máy thủy điện tích năng, bao gồm hỗ trợ hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) và đầu tư vào lưu trữ năng lượng.
- Nhóm dự án phát triển điện gió ngoài khơi, bao gồm hỗ trợ phát triển và đầu tư điện gió ngoài khơi.
- Nhóm dự án về hiệu quả năng lượng, bao gồm hỗ trợ tiết kiệm năng lượng, giảm nhu cầu điện và dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng.
- Nhóm dự án về điện mặt trời, bao gồm hỗ trợ phát triển và đầu tư điện mặt trời.
- Nhóm dự án về chuyển đổi nhà máy điện than bao gồm hỗ trợ, đầu tư để cải thiện tính linh hoạt (tăng hiệu quả vận hành nhà máy điện, giảm tiêu thụ dầu khi được yêu cầu vận hành ở phụ tải thấp) và nghiên cứu công nghệ chuyển đổi phù hợp với các nhà máy nhiệt điện đốt than trong nước.
Đăng thảo luận