Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chứng nhận phần mềm biến AirPods của Apple thành máy trợ thính không kê đơn.
Nếu bị mất thính lực từ nhẹ đến trung bình, AirPods có thể trở thành máy trợ thính dành cho bạn.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt phần mềm biến AirPods Pro mới nhất thành máy trợ thính không kê đơn. Tính năng trợ thính sẽ có mặt trên các thiết bị đủ điều kiện thông qua cập nhật phần mềm trong vài tuần tới.
AirPods Pro 2 sẽ trở thành máy trợ thính không kê đơn cho những người mất thính lực từ nhẹ đến trung bình. Ảnh: Washington PostHai năm trước, lần đầu tiên FDA chứng nhận các mẫu máy trợ thính không kê đơn, giúp nhiều người Mỹ mất thính lực được hỗ trợ hơn.
Theo Apple, tính năng hoạt động bằng cách khuếch đại một số âm thanh như giọng nói, trong khi giảm âm lượng âm thanh khác như tiếng ồn.
Người dùng có thể kiểm tra thính lực trong ứng dụng Apple Health, sau đó AirPods tự động điều chỉnh dựa theo kết quả. Dù vậy, tính năng chỉ khả dụng trên AirPods Pro 2.
FDA cho biết đã thử nghiệm tính năng trợ thính của Apple trong nghiên cứu lâm sàng trên 118 đối tượng tin rằng họ bị mất thính lực nhẹ hoặc trung bình.
Theo đó, những người thiết lập AirPods thông qua bài kiểm tra thính lực của Apple nhận thấy những lợi ích tương tự với người được chuyên gia cài đặt tai nghe cho.
Các nhà thính học cho hay, máy trợ thính không kê đơn là tốt nhất đối với những người mất thính lực từ nhẹ đến trung bình. Nó sẽ là cầu nối cho những ai chưa thể tìm kiếm sự giúp đỡ vì những yếu tố như chi phí hay thẩm mỹ.
Jackie Clark, Giáo sư lâm sàng về thính học tại Đại học Texas, chia sẻ: “Ngay cả khi mất thính lực nhẹ, chất lượng sống của cá nhân vẫn suy giảm do một số tự cô lập khỏi cộng đồng của mình”.
Apple là một trong những thương hiệu tai nghe phổ biến nhất thế giới, chiếm 19,2% thị phần toàn cầu, theo hãng nghiên cứu IDC.
Một số người có thể thấy AirPods Pro 2 hấp dẫn hơn máy trợ thính truyền thống vì cần phải thực hiện bài kiểm tra, kê đơn và bỏ ra hàng nghìn USD cho thiết bị.
Jitesh Ubrani, Giám đốc nghiên cứu IDC, cho rằng nhiều thương hiệu muốn gia nhập thị trường máy trợ thính không kê đơn vì có một phân khúc khách hàng – thường trên 40 tuổi – đối mặt với tình trạng mất thính lực nhưng lại không muốn đeo máy trợ thính vì nó làm họ trông già hơn. Khi đưa tính năng này lên AirPods Pro 2, Apple có thể tạo tác động lâu dài đến thị trường.
Song, tai nghe tiêu dùng không phải giải pháp tốt cho những người mất thính lực nặng và hầu hết các máy trợ thính không kê đơn vẫn cần được điều chỉnh bởi chuyên gia.
(Theo Washington Post)
Đăng thảo luận