Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT.
Theo đó, Bộ dự kiến, phương thức tuyển sinh lớp 10 có xét tuyển và thi tuyển, trong đó thi tuyển gồm 3 môn Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 bất kỳ do Sở GD&ĐT bốc thăm từ số các môn còn lại thuộc chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
Năm 2014, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 11 về Quy chế tuyển sinh THCS – THPT áp dụng đến nay. Trong đó, Bộ GD&ĐT chỉ quy định chung về phương thức tuyển sinh THPT theo một trong 3 phương thức gồm: Xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Nếu xét tuyển, địa phương căn cứ kết quả học rèn luyện, học tập 4 năm THCS của học sinh để xét. Về thi tuyển, giao quyền cho các địa phương tính toán, xây dựng số môn thi, cách nhân hệ số…
UBND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch, phương thức tuyển sinh THPT. Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh bao gồm: phương thức tuyển sinh, chế độ ưu tiên và khuyến khích; số môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm. Sở GD&ĐT cũng là đơn vị tổ chức kỳ thi, chấm thi, công bố kết quả thi để tuyển sinh.
Với phương án tuyển sinh lớp 10 Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến, lập tức nhận về nhiều ý kiến khác nhau.
Áp dụng quy chế kể trên, Sở GD&ĐT các địa phương đã chủ động xây dựng phương án tuyển sinh riêng trình UBND phê duyệt. Tuy nhiên, mỗi địa phương có một cách làm khác nhau.
Ví dụ như Hà Nội, nhiều năm trước tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chỉ với 2 môn Ngữ văn và Toán dẫn đến việc học sinh học lệch, học tủ, ngó lơ các môn học khác. Khi lên THPT, nhiều trường “kêu” học sinh bị hổng kiến thức các môn học khác, giáo viên phải tìm cách bù đắp kiến thức. Sau đó, Hà Nội xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 với 4 bài thi, trong đó chốt cứng 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ 3 sẽ được công bố vào khoảng tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng có dịch bệnh và nhiều yếu khác, các năm gần đây, Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh đầu cấp với chỉ 3 môn thi Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ (Toán, Văn nhân hệ số 2, Ngoại ngữ hệ số 1). Điều này cũng khiến không ít người cho rằng, cách làm như vậy khiến học sinh phải học lệch nhiều về môn Toán, Ngữ văn và chưa công bằng với môn Ngoại ngữ.
Hay như Vĩnh Phúc trước đây cũng từng tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 với 5 môn thi gồm: Toán, Ngữ văn và bài thi tổ hợp tổng hợp kiến thức 3 môn. Tương tự, Hưng Yên cũng từng tổ chức kỳ thi với 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 môn ngẫu nhiên trong tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Ngoài ra, các địa phương khác thi tuyển 3 môn hoặc 2 môn, kết hợp thi tuyển và xét tuyển học bạ….
Khó quản chất lượng
Với phương án tuyển sinh lớp 10 Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến, lập tức nhận về nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người cho rằng, trong bối cảnh học sinh, phụ huynh vẫn quan niệm “thi gì học nấy” cần có giải pháp đảm bảo chất lượng. Trường hợp công bố 3 thậm chí 4 môn thi vượt cấp từ sớm, học sinh sẽ bỏ qua các môn còn lại, thầy cô, nhà trường cũng khó quản lý chất lượng. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải đưa thêm môn Ngoại ngữ vào môn thi nhằm thúc đẩy học tập đối với học sinh trên toàn quốc.
Ở góc độ quản lý trường học bậc THCS, bà Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho rằng phương án Bộ đưa ra khá hợp lý. Bởi lẽ, ở bậc THPT, kỳ thi tốt nghiệp theo chương trình mới cũng chỉ chốt 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và hai môn tự chọn thuộc quyền của học sinh.
Như vậy, ngoại ngữ ở bậc THPT không trở thành môn bắt buộc thì ở bậc THCS cũng không nên quy định thành môn bắt buộc. Trên thực tế, dù môn học này có thành môn bắt buộc nhưng học sinh không có nhu cầu các em cũng không học. Nếu học để thi, học xong các em cũng quên, không sử dụng được để áp dụng vào cuộc sống.
Cũng theo bà Hồng, với quan niệm, mong muốn của nhiều phụ huynh học thêm hiện nay là nhu cầu nên dù thi phương thức nào, họ cũng sẽ tìm lớp, tìm thầy để cho con học thêm. Học sinh 5 tuổi đã được tìm lớp học “tiền tiểu học”, vào lớp 1 rồi cũng đi học nâng cao. Do đó, thi 2 hay 3 hay 4 môn, học sinh vẫn sẽ học thêm. Do đó, Hiệu trưởng này cho rằng, phương án thi 3 môn, trong đó môn thứ 3 bốc thăm nhằm đảm bảo chất lượng học tập kiến thức cơ bản các môn phù hợp hiện nay.
Đồng tình với phương án mới của Bộ GD&ĐT nhưng Hiệu trưởng một trường THPT tại Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT nên đưa ra số môn bốc thăm cụ thể hoặc cho học sinh quyền lựa chọn một môn trong tổ hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý để dự thi.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã lý giải, Bộ GD&ĐT xây dựng phương án trên từ căn cứ thực tế tuyển sinh lớp 10 trong 10 năm qua. Qua đó, thấy rằng nếu không có quy định khung cũng như phân cấp thì công tác quản lý vẫn có những bất cập. Và nguyên tắc xây dựng phương án thi mới của Bộ GD&ĐT đó là, không gây áp lực, tốn kém và phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước, đảm bảo quy chế thi cũng như phải thúc đẩy được hoạt động giáo dục toàn diện.
Thăm dò ý kiếnÝ kiến của bạn về phương án thi ba môn (Văn, Toán, môn ngẫu nhiên) vào lớp 10?
1. Đồng tình 2. Nên cố định thi Toán, Văn, Ngoại ngữ 3. Ý kiến khác Gửi Xem kết quả Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Có thực là may rủi? 09/10/2024 Trường xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau, chuẩn bị kỷ luật hiệu trưởng và giáo viên 09/10/2024 ‘Đau xót’ vụ cô giáo quyên góp tiền mua máy tính 08/10/2024 Hiệu trưởng phớt lờ chỉ đạo, thu chi tiền quỹ khuyến học sai quy định 08/10/2024Giáo dục
Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Giáo dục
Nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ
Giáo dục
Hà Nội yêu cầu siết chặt quản lý điện thoại trong trường học
Giáo dục
Nữ sinh lớp 6 xuất bản tiểu thuyết bằng tiếng Anh trên toàn cầu
Giáo dục
Đăng thảo luận