Anh Đinh Trọng Vĩnh từng là một kỹ sư xây dựng phải nay đây mai đó, công việc vất vả nhưng thu nhập không ổn định lại thường xuyên xa gia đình.
Với suy nghĩ tự tìm hướng đi mới, năm 2021, trong một lần về thăm nhà được nghe kể về mô hình nuôi đà điểu. Qua tìm hiểu, biết đà điểu dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao nên anh Vĩnh quyết định bỏ nghề kỹ sư xây dựng trở về quê nuôi đà điểu.
Anh Đinh Trọng Vĩnh (SN 1991) vừa làm kinh tế giỏi, vừa là đoàn viên thanh niên năng động, nhiệt huyết với các hoạt động của Đoàn, Hội.
Trên diện tích đất đồi rừng của bố mẹ, anh đã cải tạo và cho xây dựng chuồng trại. Ban đầu anh nhập khoảng 20 con đà điểu từ Ba Vì, Hà Nội với giá đà điểu giống lúc đó khoảng 3 triệu đồng/ con. Sau 1 năm nuôi đà điểu đạt trọng lượng trên 1 tạ, xuất bán thương phẩm trừ hết chi phí còn thu lãi được hơn 40 triệu đồng.
Mặc dù không qua trường lớp đào tạo nuôi đà điểu, nhưng với niềm đam mê, anh Vĩnh ham học hỏi, tìm tòi, chịu khó tìm thông tin từ internet và các trang trại ở Ba Vì để học tập.
Với 100 con đà điểu anh Vĩnh thu khoảng 220 triệu đồng tiền lợi nhuận đã trừ các chi phí.
Qua quá trình nuôi, anh Vĩnh nhận thấy đà điểu rất dễ nuôi, háu ăn, thấy cái gì chúng cũng mổ ăn. Thức ăn của đà điểu chủ yếu là các loại rau, cỏ voi, bột bắp, cám… Để chủ động thức ăn cho đà điểu, anh Vĩnh đã đầu tư trồng cỏ voi với diện tích 1.000m2.
Đà điểu là loài dễ nuôi có tính kháng bệnh rất tốt, thích nghi với môi trường nắng nóng, chịu rét nên không phải lo lắng khi thời tiết thay đổi.
Trò chuyện với PV, anh Vĩnh tâm sự: “Ban đầu khi chưa có kinh nghiệm, tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi đà điểu hay bị gãy cánh, gãy chân. Tuy nhiên, sau khi nắm được đặc tính riêng của loài vật này, tôi đã giảm số lượng con trong chuồng để tránh va chạm.
Đà điểu là loài vật dễ nuôi, chịu nóng, chịu rét rất tốt lại cho lợi nhuận kinh tế cao.
Thời điểm tôi nuôi nhiều nhất là 50 con/ 1 chuồng/ 1 đợt trong 6 tháng, sau khi xuất bán thu lãi khoảng 120 triệu đồng. Tuy nhiên, do có một mình chăm sóc, thời gian lại kéo dài, hiện tại tôi chỉ nuôi khoảng 25 con/ 1 chuồng trong 3 tháng thì xuất bán rồi gối đầu kế đàn khác”, anh Vĩnh nói.
Năm 2023, anh Vĩnh nuôi 100 con với tổng diện tích 1ha đạt lợi nhuận 220 triệu đã trừ chi phí. Trong thời gian tới, anh tiếp tục mở rộng quy mô trang trại và tăng số lượng đàn đà điểu.
Bên cạnh làm kinh tế giỏi, anh Đinh Trọng Vĩnh còn là một đoàn viên có tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động của Đoàn, Hội. Anh luôn hưởng ứng những mô hình có sức lan tỏa lớn, lôi cuốn đoàn thanh niên trong huyện.
Anh Đinh Trọng Vĩnh (ngoài cùng bên trái) là một trong 15 thanh niên dân tộc nhận bằng khen của Tỉnh Đoàn Phú Thọ trong dịp Đại hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Anh Đinh Mạnh Hùng – Bí thư Huyện đoàn Thanh Sơn (Phú Thọ) đánh giá, anh Đinh Trọng Vĩnh là một thanh niên dám nghĩ, dám làm, là người tiên phong đưa đà điểu về với huyện Thanh Sơn, khởi nghiệp làm giàu trên chính quê hương mình.
Bằng sự nỗ lực của bản thân, tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, đi lên từ 2 bàn tay trắng, đến nay mô hình nuôi đà điểu của anh Đinh Trọng Vĩnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời là động lực cho các đoàn viên, thanh niên phát huy sự năng động, sáng tạo của bản thân để phát triển kinh tế.
Vừa qua, mô hình của anh Vĩnh được nhận bằng khen của Tỉnh Đoàn Phú Thọ nhằm tôn vinh đoàn viên, thanh niên dân tộc khởi nghiệp thành công vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024.
Thanh niên TP Buôn Ma Thuột thi đua khởi nghiệp, lập nghiệp 08/07/2024 Tuổi trẻ Nghệ An đưa khát vọng vươn biển lớn, cùng thanh niên khởi nghiệp 12/07/2024 Từ đầm lầy bỏ hoang, người trẻ trồng sen kết hợp nuôi cá cho thu nhập trăm triệu 12/06/2024 9x bỏ phố về quê mở trang trại tiền tỉ nuôi chồn hương 01/05/2024Giới trẻ
Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 8, khoá XII
Giới trẻ
Trại huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội ở Lạng Sơn
Giới trẻ
Tình nguyện viên thay dầu, sửa xe máy miễn phí cho bà con vùng lũ lụt
Giới trẻ
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm việc với Chủ tịch Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc
Giới trẻ
Đăng thảo luận