Ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Kamala Harris. (Ảnh: Reuters)
Trong trích đoạn của cuộc phỏng vấn với chương trình 60 Minutes của CBS News phát sóng ngày 6/10, bà Harris được hỏi về những gì Mỹ đang làm để có thể khiến đồng minh số 1 của họ chấm dứt chiến dịch quân sự ở Dải Gaza và ngừng tấn công Li-băng.
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ cho biết Mỹ đã gây áp lực lên Israel cũng như các nhà lãnh đạo Ả-rập trong khu vực, để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza và sẽ tiếp tục làm như vậy.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nói rằng "những công việc chúng tôi làm đã dẫn đến một số động thái của Israel trong khu vực ", nhưng bà không cho biết cụ thể.
Sau đó, bà Harris được hỏi liệu ông Netanyahu có phải "đồng minh thực sự thân cận" của Mỹ hay không.
"Tôi nghĩ, với tất cả sự tôn trọng, câu hỏi hay hơn là liệu chúng ta có một liên minh quan trọng giữa người dân Mỹ và người dân Israel hay không? Và câu trả lời cho câu hỏi đó là 'có'", bà Harris nói.
Câu trả lời này cho thấy chính quyền của Tổng thống Joe Biden tiếp tục từ chối thay đổi chiến lược và giảm ủng hộ chính quyền của ông Netanyahu, trong khi quân đội Israel tiếp tục ném bom Dải Gaza và Li-băng.
Trong nhiều tháng qua, các nhà phân tích cho rằng ông Netanyahu cố tình trì hoãn thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza vì mục đích chính trị của riêng mình.
Giới quan sát cũng cảnh báo việc Washington không gây sức ép buộc Israel chấm dứt chiến sự ở Dải Gaza sẽ đẩy Trung Đông đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở khu vực. Nhiều tiếng nói thúc giục chính quyền Mỹ áp lệnh cấm vận vũ khí với Israel.
Washington cung cấp cho Israel ít nhất 3,8 tỷ USD viện trợ quân sự hằng năm. Tổng thống Biden đã "bật đèn xanh" cho gói hỗ trợ 14 tỷ USD dành cho Israel kể từ khi cuộc chiến ở Dải Gaza nổ ra vào tháng 10 năm ngoái.
Cho đến nay, hơn 41.800 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza.
Ít nhất 1.100 người đã thiệt mạng ở Li-băng từ khi quân đội Israel leo thang cuộc ném bom quốc gia này trong mấy tuần qua.
Trong bối cảnh bạo lực gia tăng, chính quyền của Tổng thống Biden nhiều lần tuyên bố ủng hộ ngoại giao và thúc giục xuống thang, nhưng cũng khẳng định quan điểm ủng hộ "quyền tự vệ" của Israel.
Chính sách của chính quyền Tổng thống Biden hứng nhiều chỉ trích khi căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày gần đây.
Tuần trước, Iran bắn một loạt tên lửa đạn đạo vào Israel để trả đũa hàng loạt vụ ám sát nhằm vào lãnh đạo cấp cao của Hamas, Hezbollah và Iran.
Ông Netanyahu tuyên bố Iran sẽ phải "trả giá" cho hành động này, làm dấy lên lo ngại Israel có thể tấn công các vị trí chiến lược của Iran như cơ sở hạt nhân.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ tiếp người đồng cấp Israel Yoav Gallant tại Washington DC vào ngày 9/10 để "thảo luận về các diễn biến an ninh đang diễn ra ở Trung Đông", phát ngôn viên của Lầu Năm Góc thông báo ngày 6/10.
Tướng tình báo Iran mất liên lạc sau khi đến Li-băng 07/10/2024 Nhân vật cấp cao của Hezbollah mất liên lạc sau cuộc tấn công của Israel 06/10/2024 Tổng thống Pháp kêu gọi dừng chuyển vũ khí cho Israel, Thủ tướng Netanyahu đáp trả 06/10/2024 Theo Al Jazeera Xem nhiềuNgười lính
Ảnh vệ tinh tiết lộ hậu quả vụ tấn công kho chứa máy bay không người lái của Nga ở Krasnodar
Người lính
Nga đưa 50.000 binh sĩ tới tỉnh Kursk
Người lính
Tiết lộ số lượng máy bay chiến đấu Mirage-2000 được Pháp cung cấp cho Ukraine
Thế giới
Hôm nay Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam
Thế giới
Đăng thảo luận