TPO - Là người con đầu tiên của đồng bào Mông ở xã biên giới Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An) đỗ Trường Đại học Y Hà Nội nhưng nhà quá nghèo, việc thực hiện được ước mơ làm bác sĩ của Thò Ý Cu còn lắm gian nan.

Vượt khó theo đuổi con chữ

Thò Ý Cu sinh ra và lớn lên ở bản Na Niếng, xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An). Thò Ý Cu cho hay, lúc 13, 14 tuổi, em cũng từng bị con trai trong bản bắt làm vợ, có người còn hứa với Ý Cu lấy chồng xong sẽ tiếp tục cho đi học. Nhưng nhìn từ câu chuyện của chị gái mình, Ý Cu chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ nghỉ học để lấy chồng. Nữ sinh người Mông chia sẻ “bố mẹ em nghèo lắm nên luôn bảo em phải cố gắng sau này có cái nghề”.

 Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第1张 Nữ sinh người Mông Thò Ý Cu chụp hình cùng bố tại quê nhà (ảnh NVCC)

Khát khao được đi học để thoát nghèo nên nữ sinh người Mông Thò Ý Cu học giỏi từ nhỏ. Em học đều các môn nhưng lại rất đam mê học Toán. Lên cấp 2, Ý Cu được vào học trường nội trú của huyện và đạt giải Toán tại Kỳ thi học sinh giỏi huyện và được đi thi tỉnh. Lên lớp 10 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An, Ý Cu đạt giải Khuyến khích môn Toán cấp trường.

Ý Cu luôn xác định mình sẽ theo khối A và ước mơ sẽ thi đậu vào Trường Đại học Kỹ thuật quân sự hoặc Học viện Quân y vì phù hợp với hoàn cảnh gia đình và ra trường không lo việc làm. Khát khao là vậy, nhưng giấc mơ của em cuối cùng đã không thể thực hiện sau lần khám sơ khảo sức khỏe không đạt dịp cuối tháng 4/2024.

 Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第2张

Thò Ý Cu nỗ lực vượt khó để thoát nghèo (ảnh NVCC)

Trước kỳ thi tốt nghiệp 3 tháng, do không thực hiện được ước mơ vào các trường quân sự, Thò Ý Cu quyết định chuyển từ khối A sang học khối B (Toán - Hóa - Sinh) để đăng ký vào trường Y. Vì mong muốn của nữ sinh người Mông là được làm bác sĩ chữa bệnh cho mọi người.

Rẽ sang khối B, Ý Cu chia sẻ “gặp phải vô vàn khó khăn”, bởi ngoài Toán là môn em khá tự tin, còn lại Hóa học và Sinh học trình độ của em chỉ ở mức “lẹt đẹt”. Để bổ sung vào lỗ hổng kiến thức này, Ý Cu mỗi ngày chỉ ngủ từ 3 - 4 tiếng.

Ngoài chủ động nhờ thầy cô ở trường hỗ trợ, Ý Cu hỏi thêm những người bạn của mình và dành khá nhiều thời gian để tự học. Trong thời gian ôn thi, Ý Cu cũng tự nhận nhiều lần “trốn trong nhà vệ sinh khóc” vì thấy việc học quá khó khăn và có những lần bài kiểm tra kết quả chưa như kỳ vọng.

Phải đến lần thi thử cuối cùng, Ý Cu mới bắt đầu tự tin vì điểm số đã bắt đầu có sự tiến bộ với điểm 7, điểm 8. Đến kỳ thi chính thức, em phát huy hết năng lực và giành được điểm 8 môn Toán, điểm Hóa 8,75 và đạt điểm 9 môn Sinh học. Với điểm thi cao, cộng với điểm ưu tiên, Ý Cu thừa điểm đậu vào ngành Y đa khoa - Trường Đại học Y Hà Nội (phân hiệu Thanh Hóa).

Gập ghềnh đường đến giảng đường

Hơn 10 ngày sau khi các trường đại học công bố điểm chuẩn và chính thức trúng tuyển, việc nhập học với Thò Ý Cu vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Gia cảnh khó khăn, Ý Cu từng nghĩ đến tình huống xấu nhất là phải nghỉ học ở nhà đi làm. “Bố mẹ em đều mù chữ, phải học lớp học xóa mù, sức khỏe yếu. Nếu em đủ sức khỏe vào trường quân sự thì không phải lo chi phí ăn học. Còn học ngành Y, riêng tiền học phí một năm học đã 27 triệu đồng. Không biết lấy đâu để có tiền cho em theo đuổi ước mơ”, Thò Ý Cu buồn bã nói.

 Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第3张

Gia cảnh rất khó khăn nên việc nhập học Trường Đại học Y Hà Nội với nữ sinh người Mông Thò Ý Cu vẫn còn bỏ ngỏ

Gia cảnh quá khó khăn nên 4 năm học nội trú ở trường huyện và 3 năm xuống Vinh học nội trú trường tỉnh, Ý Cu gần như không có tiền để tiêu. Số tiền duy nhất mà bố mẹ cho em đó là tiền xe đi lại trong mỗi dịp từ nhà xuống trường. Khoản chi tiêu cho bản thân, Ý Cu tiết kiệm từ số tiền ít ỏi Nhà nước hỗ trợ dành cho học sinh dân tộc thiểu số, hoặc tiền khen thưởng của lớp sau mỗi lần được điểm cao. Toàn bộ số tiền này em đều gửi cô giáo chủ nhiệm và chỉ rút ra khi thực sự cần thiết.

Cô giáo Lê Lan Thương - Chủ nhiệm lớp 12A3, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An cho biết: "Với các em học sinh nội trú, một đến hai tuần sẽ xin cô rút tiền một lần. Nhưng Ý Cu thì mỗi năm em chỉ xin rút vài lần và chi tiêu hết sức tiết kiệm. Cá nhân em cũng là người rất có tố chất, chăm chỉ và luôn nỗ lực để đạt được ước mơ của mình".

Hiện mong muốn lớn nhất của Ý Cu khi theo học trường y là được hỗ trợ ở ký túc xá, được nhà trường hỗ trợ một phần học phí. Riêng khoản sinh hoạt phí, nữ sinh người Mông cho biết sẽ chăm chỉ để tìm việc làm thêm, làm gia sư hoặc bất cứ một công việc nào khác. Về phía gia đình, với điều kiện hiện nay, việc chu cấp cho Thò Ý Cu một vài triệu đồng/ tháng thực sự là điều nan giải.

 Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第4张 Nữ sinh xứ Nghệ được 4 trường đại học ở Mỹ, Đức 'mời chào' 10/02/2020  Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第5张 Ý chí mạnh mẽ của nam sinh tật nguyền suốt 11 năm đạt học sinh giỏi 17/03/2021  Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第6张 Nữ sinh người Thái duy nhất ở Nghệ An đỗ Học viện Khoa học Quân sự 21/08/2024  Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第7张 Con đường trở thành tân thủ khoa khối C của nữ sinh người Thái xứ Nghệ 18/07/2024 Cảnh Huệ Xem nhiều

Giáo dục

Quảng Ninh miễn phí 167 tỷ đồng học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025

Giáo dục

Tranh cãi chuyện giải tán ban phụ huynh

Giáo dục

TPHCM: Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường

Giáo dục

Trường học chỉ phát giấy khen học sinh ủng hộ bão lũ từ 100.000 đồng trở lên

Giáo dục

10 trường đại học có doanh thu trên nghìn tỷ
Tin liên quan  Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第8张

Người con đầu tiên của bản vùng biên xứ Nghệ đỗ Đại học Y Hà Nội

 Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第9张

Lớp học tiếng Mông của cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh

 Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第10张

Hơn 1.000 video, tranh vẽ dự thi 'Bác Hồ trong trái tim thanh thiếu nhi Nghệ An'

MỚI - NÓNG  Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第11张
Xe khách tông xe container trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 1 người chết, 12 người bị thương
Xã hội TPO - Sáng nay, chiếc xe khách Thuận Thảo chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết theo hướng từ Bắc vào Nam, khi đến Km227+800 đoạn qua xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã tông vào đuôi xe container khiến 1 người chết, 12 người bị thương.  Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第12张
Vàng SJC bất ngờ tăng mạnh
Kinh tế TPO - Chỉ trong vài tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,5 triệu đồng/lượng lên mốc 83,5 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn cũng tiến sát mốc 82 triệu đồng/lượng.  Nữ sinh người Mông nguy cơ lỡ giảng đường Đại học Y Hà Nội 第13张
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân
Xã hội TPO - Bà Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên, đã được UBND tỉnh Phú Yên cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.