Các nhà lãnh đạo phương Tây nói rằng Triều Tiên đã cử khoảng 10.000 binh lính sang Nga, cho rằng sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc xung đột với Ukraine, nếu xảy ra, có thể làm xáo trộn những mối quan hệ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản và Úc.
Tổng thống Zelensky cho biết ông vừa trao đổi với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol về vấn đề này. Hàn Quốc đang tích cực trao đổi với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) về những diễn biến mới nhất. Seoul cảnh báo có thể gửi vũ khí trực tiếp cho Ukraine để đáp trả hành động của Triều Tiên.
"Chỉ có một kết luận duy nhất: Cuộc xung đột này đã bị quốc tế hóa và vượt ra khỏi biên giới của Ukraine và Nga", ông Zelensky viết trong bài đăng trên Telegram ngày 29/10.
Tổng thống Ukraine cho biết ông nhất trí với nhà lãnh đạo Hàn Quốc về việc tăng cường hợp tác song phương và trao đổi nhiều thông tin tình báo hơn, cũng như sẽ có phản ứng cụ thể với sự can dự của Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui đang có chuyến thăm Nga. Đây được coi là một dấu hiệu nữa cho thấy mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai nước.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang ở mức cao nhất trong nhiều năm qua, với việc Triều Tiên liên tục thực hiện các vụ thử vũ khí, trong khi Hàn Quốc và Mỹ mở rộng tập trận.
Văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho rằng nếu Triều Tiên được Nga hỗ trợ và tích lũy kinh nghiệm từ chiến trường thực tế, Bình Nhưỡng sẽ gây ra "mối đe dọa lớn" đối với an ninh của Hàn Quốc.
"Số lượng binh lính Triều Tiên không chỉ mang tính biểu tượng, họ có thể đóng vai trò hỗ trợ nhưng chỉ chiếm chưa đến 1% lực lượng của Nga", nhóm nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết trong bản đánh giá mới nhất.
"Nga rất cần thêm lực lượng và đây là một yếu tố giúp Nga bổ sung thêm hàng ngũ mà không cần tổng động viên lần thứ hai", nhóm nghiên cứu nhận định.
Các nhà phân tích cho rằng việc điều lực lượng Triều Tiên sang Nga cũng có thể gửi đi một thông điệp chính trị, củng cố vị thế của cả hai nước trong trong mối quan hệ với Trung Quốc, đồng thời gửi thông điệp tới Washington và các đồng minh.
"Mátxcơva càng có mối quan hệ chặt chẽ với Bình Nhưỡng thì có thể họ càng có thêm công cụ mặc cả với Mỹ cũng như Trung Quốc", Gilbert Rozman viết trong bài đăng trên trên trang tin chuyên về Triều Tiên 38 North.
Trung Quốc vẫn im lặng trước thông tin nói rằng Triều Tiên cử lực lượng sang Nga.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ "không nắm được vấn đề này”.
Theo các nhà phân tích, vài nghìn quân Triều Tiên sẽ không thể thay đổi tiến trình của cuộc xung đột.
"Việc đưa quân đội Triều Tiên vào một cỗ máy chiến tranh rất phức tạp và không phải là điều dễ dàng. Nhưng sự hiện diện của họ đe dọa Mỹ và các đồng minh ở châu Á", một nhà ngoại giao giấu tên nhận định.
Lầu Năm Góc ước tính 10.000 quân đội Triều Tiên đã được điều đến miền đông nước Nga để huấn luyện.
Các nghị sĩ Hàn Quốc dẫn thông tin từ cơ quan tình báo nước này cho biết, quân đội Nga đang dạy thuật ngữ quân sự cho binh lính Triều Tiên.
Các nghị sĩ Hàn Quốc nói rằng Mátxcơva vẫn đang hỗ trợ kỹ thuật để giúp Triều Tiên thiết lập hệ thống vệ tinh do thám.
Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga 29/10/2024 Mỹ sẽ bỏ giới hạn sử dụng vũ khí với Ukraine nếu Triều Tiên tham chiến 29/10/2024 Theo AP, Reuters Xem nhiềuThế giới
Đại sứ Nga chỉ trích phương Tây xung quanh vấn đề binh lính Triều Tiên
Thế giới
Ngoại trưởng Nga – Triều Tiên hội đàm giữa lo ngại của phương Tây
Thế giới
Nơi cuối cùng quyết định kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
Thế giới
Ông Trump cảnh báo châu Âu sẽ phải ‘trả giá đắt’
Người lính
Đăng thảo luận