Núi Van Cà Vãi cao 54m, nằm tại tổ dân phố Làng Dầu (thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi). Dưới chân núi có 5 hộ dân với 24 nhân khẩu và tuyến đường DH77 nối trung tâm huyện với xã Sơn Bao. Mối nguy sạt lở tại đây được phát hiện từ năm 2013. Đầu 2021, núi Van Cà Vãi bị sạt lở, đến tháng 6/2021, huyện Sơn Hà đầu tư 3 tỷ đồng để thi công khẩn cấp chống sạt lở.
5 hộ dân với 24 nhân khẩu sống dưới chân núi Van Cà Vãi Ảnh: NN
Đến mùa mưa năm 2023, núi Van Cà Vãi tiếp tục sạt lở, 5 hộ dân sống dưới chân núi phải tháo chạy trong đêm. Vì vậy, năm 2024, huyện Sơn Hà lại tiếp tục đầu tư thêm 14 tỷ đồng để bạt núi thi công khẩn cấp chống sạt lở. Kinh phí lấy từ nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở năm 2023 ở tỉnh Quảng Ngãi…
Dự án khởi công ngày 15/7, dự kiến hoàn thành trước ngày 31/10/2024. Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Sơn Hà (chủ đầu tư), khẳng định, đã thuê chuyên gia tính toán và đây là phương án tối ưu.
Dù núi Van Cà Vãi đã được chống sạt lở (lần 2) thế nhưng gia đình chị Đinh Thị Thẻo, một trong số 5 hộ dân có nhà dưới chân núi, vẫn phải sống trong cảnh bất an, khi mùa mưa lũ đến. “Nhà tôi hai lần bị núi Van Cà Vãi sạt lở, đất đá đổ ập làm sập gian bếp, chuồng gia súc, nhà vệ sinh. Gia đình mong muốn được di dời đến nơi khác an toàn, tuy nhiên, khi chính quyền địa phương lấy ý kiến thì có 2/5 hộ dân không đồng ý di dời. Do đó phương án di dời dân không được thực hiện”, chị Thẻo cho biết.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền giao Sở NN&PTNT kiểm tra, báo cáo những vấn đề liên quan đến dự án khẩn cấp này.
Xem nhiềuXã hội
Một số cán bộ xã, phường ở Hà Nội làm đơn xin thôi nhiệm vụ
Xã hội
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc
Xã hội
Bản tin 8H: Văn phòng Quốc hội trao quyết định bổ nhiệm cán bộ
Nhịp sống phương Nam
Trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về công tác cán bộ
Xã hội
Đăng thảo luận