Chiều 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Góp ý về thanh toán chi phí vận chuyển và cấp cứu ngoại viện, đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn, khi dự thảo luật chỉ quy định một số nhóm đối tượng có thẻ BHYT mới được thanh toán chi phí vận chuyển trong trường hợp cấp cứu hoặc chuyển viện.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà. Ảnh Như Ý
Theo bà, như vậy đã tạo ra sự thiếu công bằng cho các đối tượng còn lại. Ngoài ra, Quỹ BHYT vẫn chưa chi trả cho dịch vụ cấp cứu ngoại viện. Điều này là chưa hợp lý, bởi cấp cứu ngoại viện đã được quy định tại Luật Khám bệnh chữa bệnh. Đây là nhu cầu cấp thiết và quan trọng, giúp can thiệp kịp thời và cứu sống người bệnh trong những tình huống khẩn cấp.
“Ở nhiều quốc gia, quyền được tiếp cận cấp cứu ngoại viện là một trong những quyền hiến định”, bà Hà cho hay.
Còn về chuyên môn, theo đại biểu, việc cấp cứu trong “thời điểm vàng” giúp giảm nguy cơ bệnh nhân chuyển nặng, nguy cơ biến chứng và tiết kiệm chi phí điều trị lâu dài, cũng chính là giảm gánh nặng cho Quỹ BHYT, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện trên cả nước.
Từ đó, bà Trần Thị Nhị Hà kiến nghị sửa đổi, bổ sung phạm vi thanh toán theo hướng, mọi đối tượng có thẻ BHYT đều được thanh toán chi phí vận chuyển trong trường hợp cần thiết, nhằm đảm bảo người có thẻ BHYT được hưởng các quyền lợi công bằng, không phân biệt và bổ sung thêm quy định thanh toán dịch vụ cấp cứu ngoại viện.
Về phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, đại biểu Trần Thị Nhị Hà nói, hiện Quỹ BHYT chưa thanh toán cho các dịch vụ có tính chất dự phòng và sàng lọc.
Theo bà, các bệnh như ung thư, tăng huyết áp và đái tháo đường hiện đang chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí điều trị. Nếu được phát hiện sớm, các chi phí này chắc chắn sẽ giảm đáng kể và người bệnh cũng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đại biểu nguyên là Giám đốc Sở Y tế Hà Nội viện dẫn các nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, nếu phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, chi phí điều trị chỉ khoảng 5 triệu đồng/năm, trong khi điều trị biến chứng muộn có thể lên đến 92 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, các dịch vụ dự phòng này vẫn chưa được BHYT chi trả, gây lãng phí tiềm năng phòng ngừa bệnh tật của hệ thống y tế.
Từ phân tích trên, đại biểu Hà kiến nghị bổ sung phạm vi thanh toán BHYT cho các danh mục dự phòng, sàng lọc định kỳ. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể danh mục bệnh, tần suất, khung giá các dịch vụ này.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định). Ảnh Như Ý
Đề xuất hội đồng giám định chuyên môn, có khả thi?
Tại phiên thảo luận, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, cần tăng cường vai trò của Bộ Y tế trong quản lý giám định BHYT. Đây là hoạt động chuyên môn nhằm đánh giá sự hợp lý của dịch vụ BHYT do tổ chức này tiến hành.
Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, hiện nay đang thiếu các quy định cụ thể về quy trình, tiêu chí giám định, dẫn đến bất cập, gây áp lực cho các bệnh viện, khiến tình trạng trễ hạn thanh toán chi phí xảy ra khá phổ biến trong thực tế.
Ông Bình viện dẫn theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2023, có 30% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gặp tình trạng chậm thanh toán vì thiếu rõ ràng trong quy định về giám định y tế.
Để giải quyết vấn đề này, đại biểu đề xuất bổ sung quy định trong Luật BHYT yêu cầu Bộ Y tế ban hành các tiêu chí và hướng dẫn chi tiết về giám định y tế, giúp thống nhất quy trình đánh giá và phối hợp hiệu quả giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với ngành y tế.
“Quy định này không chỉ đảm bảo tính minh bạch, nhất quán, mà còn tránh gây chậm trễ trong việc thanh toán chi phí cho cơ sở y tế và người bệnh”, ông Bình nêu.
Tranh luận về giám định bảo hiểm y tế, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cho rằng, đề xuất có hội đồng giám định chuyên môn là “ý tưởng hay nhưng hiện nay không thể thực hiện được”.
Theo đại biểu đang là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khối lượng công việc liên quan tới giám định rất lớn nên không đủ bác sĩ chuyên môn tham gia hội đồng.
Đại biểu đề nghị bổ sung quy định Bộ Y tế ban hành quy định tiêu chí, nội dung đánh giá sự hợp lý của dịch vụ y tế cung cấp cho người tham gia BHYT, làm cơ sở giám định, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT.
Lo hình sự hóa 'ngay lập tức' việc chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế 24/10/2024 Thanh tra vào cuộc vụ nhà trường quên mua bảo hiểm y tế cho học sinh 04/10/2024 Học sinh đóng tiền nhưng trường quên mua bảo hiểm y tế, ai chịu trách nhiệm? 27/09/2024Xã hội
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình
Nhịp sống phương Nam
Điều động, chỉ định nữ Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra giữ chức Bí thư Huyện ủy
Xã hội
Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường chuyển sinh hoạt đoàn đại biểu Quốc hội
Xã hội
Kỷ luật xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch UBND TPHCM với bà Nguyễn Thị Hồng
Xã hội
Đăng thảo luận
2024-12-22 16:34:15 · 来自61.236.55.73回复
2024-12-22 16:44:19 · 来自171.15.105.148回复
2024-12-22 16:54:20 · 来自106.84.26.53回复
2024-12-22 17:04:16 · 来自123.232.236.61回复
2024-12-22 17:14:15 · 来自106.81.63.158回复
2024-12-22 17:24:20 · 来自123.235.155.187回复
2024-12-22 17:34:14 · 来自222.71.186.104回复
2024-12-22 17:44:15 · 来自210.42.111.84回复
2024-12-22 17:54:16 · 来自121.76.114.50回复